Bắt trẻ đồng xanh- sự ngông cuồng của tuổi 17

bắt trẻ

Giới thiệu chung

Xuất bản năm 1951, “Bắt trẻ đồng xanh” của J.D Salinger đã gây tiếng vang lớn (nói đúng hơn là tranh cãi), một thời gian cuốn sách đã bị kiểm duyệt cắt bỏ nhất trong hệ thống các trường trung học và thư viện của Hoa Kỳ. Nhưng sức hút và giá trị nhân văn, giáo dục của nó đã được đánh giá cao và đưa vào chương trình giảng dạy bậc trung học và được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới.

Mua sách tại đây!!!

Bắt trẻ đồng xanh, bạn sẽ thường xuyên thấy nó trong danh sách những tác phẩm kinh điển. Một bìa sách xanh mướt với dòng chữ bắt trẻ đồng xanh font chữ kiểu như chữ viết tay có phần lơi lơi như chơi đùa. Màu xanh lá ấy và nó khiến cho chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng như thiên nhiên xanh mướt dưới bầu trời xanh.

Cuốn sách không bao gồm những triết lý cao siêu, chỉ đơn giản là sự đồng cảm với tuổi trẻ, với những hão huyền của riêng mình. Điều ấy không thể chứng minh được những người ao ước hão huyền là những người lười biếng chỉ vì thế giới không làm giống như vậy. Nếu đọc cuốn sách này lúc còn trẻ, chúng ta sẽ rút ra được những điều hống hách của cậu Holden ấy mà học hỏi.

Tóm tắt tác phẩm

Câu chuyện chỉ kể về Holden Caufield, 17 tuổi với những lần cậu ta bị đuổi khỏi trường với lý do không có gì mới hơn chuyện trượt môn hay bị kêu ca là lười học. Suốt hơn 300 trang sách cậu ta chỉ nói về mấy ngày sau đó, không có gì hơn nhưng vẫn khiến người đọc say mê tới mức cứ đọc hoài đọc mãi xem cậu ta đi đâu, nói gì, làm gì tiếp theo.
Ở cái tuổi 17 vừa bước chân vào ngưỡng cửa cuộc đời, đáng ra phải phơi phới yêu đời và tràn đầy sức sống thì cậu ta đã nhìn mọi thứ bằng con mắt hết sức tiêu cực. Cậu chừng như ghét tất thảy. Một thằng quanh năm suốt tháng bị đuổi học, rít thuốc như ống bễ, làm loạn lên và bị đấm vỡ mũi chỉ vì một con nhỏ mà nó từng nắm tay không biết chán, thì có gì đáng kể chứ?

Và đương nhiên cứ cái lối ấy, cậu ta ghét trường học. Với cái đầu chứa đầy sự thù ghét mà đã hình thành từ rất lâu đó, ai cũng tự hỏi, tại sao cậu có thể chịu đựng được suốt bao năm qua
Sống trong sự giằng xé thù ghét hết tất cả mọi thứ xung quanh, tâm hồn cậu đôi lúc mệt hỏi, dằn vặt. Trái ngược với vẻ bất cần đời như thường thấy, cậu hay khóc. Cậu đã khóc đến hàng trăm lần, bởi dù sao thì cậu cũng chỉ mới có mười bảy tuổi thôi, cái tuổi non nớt suy nghĩ chưa tới, cái tuổi nhạy cảm và rất dễ bị ảnh hưởng bởi những thứ xung quanh.

Ở cái tuổi ấy, những thằng khác chỉ việc học, uống rượu và tìm cách chơi gái là đủ hết ngày hết giờ rồi. Còn cậu lại muốn bỏ đi và mong muốn tột cùng là được đi. Phần lớn chúng ta ai cũng thích đi như vậy, thích một lần được nổi loạn, được sống thoải mái không bị gò bó với trường học và mớ quy định nguyên tắc. Và tất cả chúng ta, phần lớn đều không dám làm những điều đó. Thậm chí còn chả dám đến cả uống rượu.

Mua sách tại đây!!!

Những giá trị đạo đức trong ‘Bắt trẻ đồng xanh’

Những người chọn Bắt trẻ đồng xanh thì cho đây là một tác phẩm có giá trị văn học, giá trị đạo đức, hấp dẫn, thiết thực và dễ hiểu. Vậy thật ra cuốn Bắt trẻ đồng xanh có vô đạo đức như người ta phê phán không? Để trả lời câu hỏi này, trước hết cần phải hiểu rõ đạo đức là gì. Điều chắc chắn, nếu người đọc chỉ chăm chú đến những từ ngữ khiếm nhã ám chỉ hành vi tính dục, những nghi ngờ về tín điều tôn giáo mà không quan tâm đến nội dung câu chuyện của nó thì Bắt trẻ đồng xanh đúng với mô tả của họ. Người ta không thèm đọc kỹ nó, nhưng chỉ cần lật qua năm bảy trang là có thể nhanh chóng chỉ ra những đoạn, những từ xúc xiểm, trái khoáy.

Tuy nhiên có nhiều con đường để tiếp cận với đạo đức. Chúng ta đừng để ai lớn tiếng áp đặt mà hãy tự chọn cho mình một lối tiếp cận già dặn và đầy trách nhiệm, được thử thách qua thời gian.

 

Thứ nhất; như chúng ta đã biết, “tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng”, hiểu rộng ra là ai ai cũng có quyền được đối xử một cách trân trọng như nhau, và đó chính là một tín điều đạo đức. Đạo luật về nhân quyền của Mỹ có những bổ sung sửa đổi trình bày chi tiết nghĩa vụ đạo đức ấy. Jefferson và Franklin cũng đã để lại những tác phẩm lý giải kỹ hơn vấn đề này.

Thứ hai; trải qua nhiều thế kỷ, các triết gia đã ủng hộ những đánh giá hành vi đạo đức từ nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ, Aristotle trong Đạo đức học của Nicomaque trình bày những quy phạm của ông về một lối sống đức hạnh. Vào thế kỷ 18, Emmanuelle Kant trong Phê bình lý tính thuần túy đã tác động đến tư tưởng đạo đức đương thời bằng những suy luận về “mệnh lệnh nhất thiết” (categorical imperative), một quy luật phổ quát dựa trên sự tự trị của ý chí.

Thứ ba; gần đây các triết gia đã khai triển các học thuyết đạo đức như là kết quả của những nghiên cứu thực nghiệm về cách đối nhân xử thế của con người. Đáng kể nhất là công trình của Lawrence Kohlberg. Ông đã định nghĩa lại những khái niệm đạo đức như công bằng, sự tôn trọng cá nhân, quyền con người bằng quan điểm đa văn hóa và lịch sử.

Các tìm kiếm liên quan đến bắt trẻ đồng xanh

bắt trẻ đồng xanh bản tiếng anh | bắt trẻ đồng xanh pdf | bắt trẻ đồng xanh bản tiếng anh pdf | bắt trẻ đồng xanh sachvui

Mua sách tại đây!!!

Trả lời