Sơ lược chung về tác giả, tác phẩm
Về tác giả:
Edmondo De Amicis (1846-1908) là nhà văn , nhà hoạt động chính trị- xã hội nỗi tiếng của nước ý..
Ngoài 40 tuổi, ông tiếp tục đấu tranh cho đến trọn đời vì công bằng xã hội. Cầm bút hơn bốn mươi năm, một nửa thời gian De Amicis chuyên viết về du kí và phê bình văn học, một nửa viết về các chủ đề chính trị và xã hội. Các tác phẩm để lại cũng khá nhiều và gây không ít tiếng vang. Trong đó, nhất định phải kể đến Những tấm lòng cao cả( cuore) ra đời từ những năm 80 của thế kỷ 19, cuốn sách đã từ từ đi vào lòng người và đưa tên tuổi De Amicis nổi tiếng khắp thế giới
Về tác phẩm Những tấm lòng cao cả
Những tấm lòng cao cả là một cuốn tiểu thuyết trẻ em của nhà văn người Ý Edmondo De Amicis, lấy bối cảnh trong lúc nước Ý đang thống nhất cũng như nói về đề tài yêu nước.
Xuyên suốt tiểu thuyết là những vấn đề xã hội như sự nghèo đói, Những tấm lòng cao cả được yêu chuộng vì văn phong giản dị và ý nghĩa giáo dục về tình nhân ái. Những tấm lòng cao cả được viết theo hình thức nhật ký của Enrico Bottini, một cậu học trò 10 tuổi học tiểu học ở Ý, hàng ngày ghi lại những việc lớn nhỏ diễn ra trong đời học sinh của cậu cùng những cảm tưởng và suy nghĩ của chính cậu. Nhân vật trong nhật ký là các cô giáo, thầy giáo, các bạn học, là bố, mẹ Enrico, cùng bố mẹ các bạn. Mỗi người một vẻ, có đặc điểm nhất định về mặt thể chất và tinh thần.
Mỗi tháng, thầy giáo cho phép đọc một truyện trong lớp
mỗi tháng, bố hay mẹ viết cho con một lá thư.
Các thư và truyện ấy đều được xếp trong quyển nhật kí. Ghi chép trong mười tháng đó là một cuốn truyện nhỏ về năm học của cậu bé mười một tuổi. Đến đây, có thể nhiều người cho rằng, vậy thì nội dung sẽ chẳng có gì hay vì chỉ là cuốn nhật kí với những sự việc nhàm chán, hay thiên về giáo dục sáo rỗng. Qua bút mực của trẻ con, De Amicis đã viết một thiên trường ca cảm động về nghề dạy học, với những hình tượng cô giáo, thầy giáo khó mà quên được. Các thầy cô dạy trẻ phải thật thà, dũng cảm, giúp đỡ người khác, dẹp tính ích kỉ,… bằng những dẫn chứng, câu chuyện xảy ra ngay xung quanh. Không chỉ nhắc đến vai trò giáo dục của nhà trường mà vai trò của gia đình cũng được khắc họa rõ nét: Bố mẹ Enrico khi ngay ở trong nhà viết cho con một lá thư để con đọc và suy nghĩ, thư thì khuyên răn, thư thì cảnh cáo, có khi trách mắng. Cách giáo dục tế nhị và sâu sắc như vậy hiệu quả hơn nhiều so với sự mắng nhiếc, to tiếng, hay thậm chí dùng vũ lực với con trẻ. Do vậy, những bài học rút ra từ chính những trang truyện rất rõ ràng, kể đến đâu là hiểu ngay được đến đấy. Vậy nên có thể coi đây như là một người thầy dạy những bài học cuộc sống cho người đọc.
Tóm tắt tác phẩm Những tấm lòng cao cả
Đó là một câu chuyện giản dị, với những con người bình thường nhất nhưng nhân cách của họ, mối quan hệ của họ, cùng những tấm lòng cao cả, thánh thiện của họ mãi là những bài học đạo đức sâu sắc và đáng quý..
Cuốn sách là những ghi chép của cậu bé Enrico về những gì xảy ra xung quanh mình, những cảm tưởng của cậu về những người bạn thân yêu, những người thầy giáo, cô giáo…Những câu chuyện được ghi lại trong vòng mười tháng, mở đầu là tháng mười với ngày khai trường ý nghĩa với bao thế hệ học sinh. Mười tháng được Enrico ghi lại với hơn tám mươi câu chuyện khác nhau, mỗi câu chuyện được kể hết sức chân thành những gì cậu đã chứng kiến, trải qua. Bao cảm xúc của Enrico được ghi lại đầy cảm xúc chứ không hề khô khan hay tẻ nhạt, một cuốn nhật ký đáng để bao người lớn phải lưu tâm, mà chính những cảm xúc chân thực ấy đã giúp người đọc hình dung rõ hơn về những nhân vật trong truyện.
Mỗi tháng, thầy giáo cho phép một truyện để đọc trong lớp, mỗi tháng, bố hay mẹ viết cho con một lá thư; các thư và truyện ấy đều được xếp vào cuốn nhật ký. Ghi chép trong mười tháng, đó là một cuốn truyện nhỏ về năm học của cậu bé mười một tuổi.
Nhân vật trong nhật ký là các cô giáo, thầy giáo, các bạn học của Enricô, là bố, mẹ Enricô, cùng bố mẹ các bạn; mỗi người mỗi vẻ, có một đặc điểm nhất định về mặt thể chất hay tinh thần, nhất là các bạn của Enricô. Tính cách các nhân vật đã được cách điệu hoá để tiêu biểu cho một nết tốt hay một tính xấy, hay chỉ là một thói quen, vì đấy không phải là một tác phẩm phản ánh nền giáo dục ở nước Ý cuối thế kỷ XIX, mà là một tác phẩm mượn hình tượng nghệ thuật để trình bày những điều suy nghĩ về đức dục ở nhà trường và gia đình, mà tác giả mang trong óc như một lý tưởng, và trong lòng như một hoài bão.
Và hơn cả, đọc Những tấm lòng cao cả, mỗi bậc phụ huynh sẽ hiểu thêm về tâm sức của “những người chở đò”, hiểu thêm sự cần thiết và quan trọng của mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường, xã hội để giáo dục con em mình trở thành một công dân tốt.
Thông điệp của cuốn sách Những tấm lòng cao cả:
Chúng ta phải dạy trẻ những gì?
- Đầu tiên, hãy dạy trẻ thật thà, vốn trung thực là điều rất cần ở mỗi người, chúng ta sẽ trở thành kẻ xấu khi mãi giữ thói quen nói dối. Nhưng để dạy cho một đứa trẻ như Enrico hay những đứa trẻ khác ở trường học chúng ta không thể bắt chúng phải chép phạt rằng trẻ con không nên nói dối, mà phải có phương pháp phù hợp, đó là cách mà ông bố Bottini luôn nhắc con mình “Thật thà là bổn phận”.
- Hãy dũng cảm chiến đấu, đừng bao giờ hèn nhát và ông bố Bottini cũng đã dạy con mình cách nhận lỗi khi làm sai, đây có lẽ là điều dũng cảm mà bất kì đứa trẻ nào cũng nên học. Hãy dũng cảm nhận lỗi và trách nhiệm về mình, đó cũng là cách giúp những đứa trẻ trưởng thành hơn.
- Dạy trẻ biết yêu thương, trước hết là cha mẹ, những người thầy giáo cô giáo, với những người bạn của chúng. Muốn vậy, chúng phải học cách thấu hiểu nỗi lòng của những người làm cha mẹ, yêu mến người thầy với tất cả lòng tôn kính. Qúy trọng những người bạn bằng sự giúp đỡ sẻ chia và rũ bỏ hoàn toàn lòng ích kỷ, ganh đua, đố kỵ.
- Học cách yêu thương những người lao động nghèo và tất thảy những con người ngoài xã hội kia.
- Khi đọc tiểu thuyết ” Những tấm lòng cao cả” bạn sẽ thấy một điều rằng Enrico đã có những suy nghĩ, hành động thay đổi ra sao từ chính những bài học và cách dạy của những người xung quanh đối với cậu. Những bức thư tay của cha, những cử chỉ ân cần của mẹ, những bài học của thầy cô giáo, lòng quả cảm của những người bạn…. và rất nhiều điều khác nữa đã giúp Enrico cảm động trước người bố của mình, hành động luôn nghĩ đến gia đình, cậu bé thêm nể phục thầy cô giáo và những người xung quanh.
Những điều chúng ta dạy trẻ không quan trọng bằng cách chúng ta sẽ dạy chúng như thế nào?
Đây có lẽ là một phần thông điệp hết sức có ý nghĩa mà người viết gửi đến cho bạn đọc, chúng ta sẽ thấy được rằng tâm hồn non nớt của trẻ thơ vốn dĩ như tờ giấy trắng, trên tờ giấy trắng ấy được vẽ hoa xinh xắn hay những mảng màu đen chính là ở chúng ta.
- Dạy trẻ phải dịu dàng, nhân từ, đối với những lỗi lầm phải nghiêm khắc.
Người bố của Enrico chưa bao giờ vì giận dữ mà quát tháo con trai của mình, bằng cách này hay cách khác ông vẫn luôn dùng những lời nói ân cần để giúp Enrico nhận ra những điều sai trái, thú nhận lỗi lầm và học cách sửa đổi.
- Luôn thận trọng và tế nhị
Những đứa trẻ vốn mong manh và những lời nói của chúng ta rất dễ khiến chúng bị tổn thương, những tổn thương nơi trái tim thì bao giờ cũng khó lành hơn những vết thương trên đầu gối. Do vậy hãy hết sức tế nhị với những đứa trẻ
Đó là cách mà người thầy giáo vẫn luôn dùng để dạy những cô cậu học trò của mình, bằng những lời nói hết sức chân thành và hiền từ. Đây có lẽ là thông điệp quý giá mà tác giả mong muốn gửi đến những người thầy cô giáo, những người đóng một vai trò rất lớn trong việc nuôi dưỡng tâm hồn trẻ nhỏ.
- Người lớn hãy luôn làm gương.
Một thông điệp chúng ta thấy khá rõ và đến bây giờ thông điệp ấy vẫn còn nguyên ý nghĩa. Hãy dạy trẻ yêu thương cha mẹ bằng cách chính những người lớn yêu thương cha mẹ, dạy cho chúng tôn kính thầy cô và những người lao động nghèo bằng chính những việc làm của chúng ta đối với họ….Dạy những đứa trẻ trân quý tình bạn bằng cách cho chúng thấy cách chúng ta thương yêu và giúp đỡ những người bạn ra sao…
Thông điệp lớn nhất của cuốn sách có lẽ đó là gia đình, nhà trường và xã hội hãy học cách cùng nhau yêu thương tạo môi trường để trẻ hình thành những thói quen tốt và quan trọng hơn là những đứa trẻ học được cách cư xử đúng mực ở xã hội này. Muốn làm được điều đó, những người mang danh “người lớn” hãy học cho mình cách cư xử đúng đắn, lắng nghe quan tâm và thấu hiểu những suy nghĩ và ước mơ của con trẻ.
Các tìm kiếm liên quan đến những tấm lòng cao cả
những tấm lòng cao cả trong cuộc sống | những tấm lòng cao cả pdf | những tấm lòng cao cả ét-môn-đô đơ a-mi-xi |những tấm lòng cao cả mẹ tôi | cảm nghĩ về cuốn sách những tấm lòng cao cả | nội dung chính tác phẩm những tấm lòng cao cả
Tác phẩm kinh điển “Đất vỡ hoang” – Mikhail Sholokhov
M. Solokhov là một trong những nhà văn lớn nhất của nền văn học Xô [...]
Những cuốn sách cũ Liên Xô hay, khó gặp
Sách cũ Liên Xô của Nhà xuất bản Cầu Vồng, Nhà xuất bản Tiến Bộ trước [...]
Th8
Văn học Nga – Xô Viết trong lòng đọc giả Việt Nam
Văn học Nga – Xô Viết đã để lại những dấu ấn đậm nét đối [...]
Th8
Văn học Liên Xô – những tác phẩm kinh điển
Văn học Liên Xô luôn để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn của [...]
Th8
Những tiểu thuyết Liên Xô hay và ý nghĩa
Tiểu thuyết Liên xô thời kỳ Chiến Tranh Vệ Quốc miêu tả chân thực bối [...]
Th8
Sách Liên Xô – truyện khoa học viễn tưởng hay nên đọc
Sách Liên Xô với đa dạng thể loại cung cấp rất nhiều thông tin để [...]
Th8
Ký gửi sách – Trao đổi sách cũ
Ký gửi sách- Nếu bạn có những cuốn sách hay và không còn đọc nó [...]
Th10
Truyện thiếu nhi Liên xô hay nên đọc
Truyện thiếu nhi Liên Xô cũ là những truyện mà học sinh chúng tôi không [...]
Th9