Truyện Kiều- Một kiệt tác văn học

Truyện Kiều

Sơ lược về truyện

Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (1814–1820). Lại có thuyết nói ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng cuối Lê đầu Tây Sơn. Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn. Ngay sau khi ra đời, Truyện Kiều được nhiều nơi khắc in và lưu hành rộng rãi. Hai bản in xưa nhất hiện còn là bản của Liễu Văn Đường (1871) và bản của Duy Minh Thị (1872), đều ở thời vua Tự Đức

Mua sách tại đây!!!

Truyện dựa theo bộ truyện văn xuôi Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, lấy bối cảnh Trung Quốc thời vua Gia Tĩnh Đế đời nhà Minh (từ năm 1521 tới năm 1567). Có một số nhân vật như tổng đốc Hồ Tôn Hiến, kỹ nữ Vương Thúy Kiều, nhân vật Từ Hải là có thật trong lịch sử.

Bản in khắc đầu tiên năm 1920 có tựa chính thức là Đoạn trường tân thanh (chữ Hán: 斷腸新聲), có nghĩa là “tiếng kêu mới về nỗi đau lòng đứt ruột”.

kiều

Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc – người đã viết nên áng văn chương bất hủ trường tồn theo thời gian và đi sâu vào tiềm thức bao người – Truyện Kiều
Trên tinh thần văn học dân tộc, nếu nhắc tới điển hình của truyện thơ Nôm, phát triển mạnh ở nước ta vào thế kỉ XVIII, XIX chắc chắn không thể bỏ qua Truyện Kiều.
Văn chương là thứ thiên biến vạn hóa, chắc hẳn đó là điều mà các tác gia hay chí ít là bạn đọc nhàn hạ cũng đều biết cả. Sắc thái biểu cảm với tâm trạng của con người mỗi lúc đọc thì mỗi lúc khác; mỗi người lại có thể hiểu theo những ý nghĩa tượng trưng khác nhau, người này người nọ người kia và mỗi người một suy nghĩ, đó tức nhân chứng cho sự biến chuyển kỳ diệu tới lạ lùng của văn chương vậy.
Hình thức nghệ thuật giàu tính biểu cảm hơn của văn chương, đó là thơ ca – một loại hình nghệ thuật phát triển lâu đời và có sức sống bền bỉ và làm tâm hồn ta trong sáng và tươi đẹp hơn.

Tóm tắt truyện

Mua sách tại đây!!!

Vương Thuý Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn. Nàng xuất thân từ một gia đình trung lưu, dưới Kiều còn hai em là Thuý Vân và Vương Quan. Trong Tết Thanh minh, Kiều cùng hai em đi tảo mộ. Trong dịp này nàng gặp Kim Trọng – một chàng trai “Phong tư tài mạo tót vời / Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”. Hai người vừa gặp nhau “tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Cũng trong dịp này, Kiều gặp nấm mồ vô cùng hiu quạnh, nàng cảm cảnh mà khóc than cho số phận của người kĩ nữ ấy. Trở về nhà, nàng được linh hồn Đạm Tiên báo trước cho những dông bão đời mình.

Sau khi gặp Thuý Kiều ớ buổi Thanh minh, Kim Trọng dò la tin tức của nàng rồi dọn nhà đến gần nhà Kiều và tìm cách làm quen. Nhân buổi cha mẹ vắng nhà, Kiều sang nhà Kim Trọng tâm tình. Mối tình giữa hai người nảy nở tốt đẹp, họ vừa yêu vừa trọng nhau rất mực. Họ đã thề nguyền và trao vật đính ước với nhau.

kiều 2

Gia đình Kim Trọng có tang, chàng phải về quê chịu tang. Trong khi đó, cha Kiều bị thằng bán tơ vu oan. Gia đình Kiều tan nát, Vương ông và Vương Quan bị tra khảo. Kiều phải bán mình để chuộc cha. Trước khi theo Mã Giám Sinh, nàng đã nhờ Thuý Vân nối duyên với Kim Trọng đế không phụ tình chàng. Nhưng bi kịch chưa dừng lại ở đó. Hoá ra, Mã Giám Sinh với Tú Bà đều là những kẻ buôn thịt bán người. Ở lầu xanh, nàng đã toan tự sát nhưng không thành. Sau đó, Kiều tiếp tục bị Sở Khanh lừa tình, nàng cay đắng chấp nhận cuộc sống đầy tủi nhục. Tại đây, ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh cứu thoát. Nhưng Thúc Sinh đã có vợ là Hoạn Thư ở quê nhà. Biết chuyện của chồng, Hoạn Thư đã ngấm ngầm sai người đến bắt cóc Thuý Kiều về làm con ở rồi làm ra cảnh bắt Kiều hầu hạ hai vợ chồng mình trong tiệc rượu hàn huyên. Bị đánh ghen một cách tàn nhẫn, Kiều bỏ trốn đến nương nhờ cửa Phật. Chẳng may sư trụ trì vô tình gửi nàng cho Bạc Hạnh – một kẻ cùng nghề với Tú Bà, Kiều lại bị rơi vào lầu xanh một lần nữa. Tại đây, Kiều gặp Từ Hải – một đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đât. Từ Hải cứu Kiều khỏi lầu xanh rồi giúp nàng báo ân báo oán. Vì một chút sơ sẩy, Kiều bị Hồ Tôn Hiến, một mệnh quan triều đình lừa nên đã hại Từ Hải chết đứng giữa trận tiền. Nàng còn bị Hồ Tôn Hiến ép hầu rượu suốt đêm rồi đem gả cho một gã thổ quan. Trên đường ngồi kiệu hoa, nàng đã trầm mình xuống sông Tiền Đường. May sao, nàng được vãi Giác Duyên cứu vớt.

Tuy kết duyên với Thuý Vân, Kim Trọng vẫn nhớ thương Kiều, chàng đã cất công đi tìm nàng. May mắn thay, chàng gặp được vãi Giác Duyên. Gia đình Kiều được đoàn tụ. Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “lấy tình cầm sắt đổi ra cầm kì”.

Những giá trị truyện Kiều mang lại

Với ”Truyện Kiều,” Nguyễn Du đã chắt lọc những phần tinh tú nhất trong lời ăn, tiếng nói của nhân dân, đặc biệt là ngôn ngữ văn học dân gian, thông qua việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo và dày đặc các khẩu ngữ, ngoa ngữ, thành ngữ, ca dao, tục ngữ và một số thành ngữ Hán Việt đã được “thuần Việt”. Ngược lại, quần chúng nhân dân đã vay mượn ngôn ngữ và các nhân vật của tác phẩm này để xây dựng thêm nhiều câu thành ngữ, ca dao và dân ca mới để biểu đạt những sắc thái tình cảm phong phú trong cuộc sống thường nhật của mình. Không ai có thể phủ nhận được rằng, tiếng Việt trở nên giàu có, phong phú, tinh túy và đặc sắc hơn, văn chương Việt Nam được bạn bè thế giới biết đến nhiều hơn một phần là nhờ ”Truyện Kiều.”

kiều 3

Đứng về mặt nghệ thuật, cho đến nay ”Truyện Kiều” vẫn là hòn ngọc sáng nhất và là đỉnh cao chói lọi nhất của tiếng nói Việt Nam, của văn học dân tộc. Thiên tuyệt bút này của Nguyễn Du là sự kết tinh tinh hoa của cả quá trình mấy trăm năm hình thành và phát triển nền văn học cổ điển viết bằng ngôn ngữ dân tộc. ”Truyện Kiều” cũng được xem là hòn đá tảng, đặt nền móng cho sự phát triển của nghệ thuật văn học dân tộc sau này.

Văn học Việt Nam, thậm chí văn học thế giới, ít có tác phẩm nào chinh phục được tình cảm của đông đảo người đọc đến như vậy. Trong suốt hai thế kỷ qua, ”Truyện Kiều” đã trở thành cuốn sách “gối đầu giường,” thậm chí được xem là cuốn “thánh kinh” của người Việt. Ngôn từ trong ”Truyện Kiều” được dùng rộng rãi trong các sinh hoạt văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân như ngâm Kiều, vịnh Kiều, bình Kiều, lẩy Kiều, trò Kiều, chèo Kiều, cải lương Kiều, tranh Kiều, bói Kiều… và cả trong những làn điệu ví giặm đặc sắc của người dân địa phương vùng Nghệ Tĩnh vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Hàng loạt nhân vật của ”Truyện Kiều” như Kiều, Từ Hải, Hoạn Thư, Tú Bà… đã bước ra khỏi các trang sách, trở thành biểu trưng cho vẻ đẹp thể chất và tâm hồn, một hạng người hay một nét tính cách trong xã hội. Nhiều câu Kiều mang ý nghĩa khái quát những triết lý nhân sinh sâu sắc về các mối quan hệ xã hội, về cuộc đời, về số phận con người và về những cảnh huống của đời người. “Ma lực” của các con chữ mạnh tới mức người đọc cảm thấy “ứng vận,” thấy mình đâu đó trong các cảnh ngộ, thân phận, hạnh phúc khổ đau của các nhân vật”Truyện Kiều.”

kiều 4

Trả lời