AQ Chính Truyện – Câu chuyện kể lại cuộc phiêu lưu của A Q, một anh chàng thuộc tầng lớp bần nông ít học và không có nghề nghiệp ổn định. A Q nổi tiếng vì phương pháp thắng lợi tinh thần. Ví dụ như mỗi khi anh bị đánh thì anh lại cứ nghĩ “chúng đang đánh bố của chúng”. AQ có nhiều tình huống lý luận đến “điên khùng”. A Q hay bắt nạt kẻ kém may mắn hơn mình nhưng lại sợ hãi trước những kẻ hơn mình về địa vị, quyền lực hoặc sức mạnh. Anh ta tự thuyết phục bản thân rằng mình có tinh thần cao cả so với những kẻ áp bức mình ngay trong khi anh ta phải chịu đựng sự bạo ngược và áp bức của chúng. Lỗ Tấn đã cho thấy những sai lầm cực đoan của A Q, đó cũng là biểu hiện của tính cách dân tộc Trung Hoa thời bấy giờ. Kết thúc tác phẩm, hình ảnh A Q bị đưa ra pháp trường vì một tội nhỏ cũng thật là sâu sắc và châm biếm.
Sơ yếu lý lịch của AQ có thể tóm gọn bằng một con số không tròn trĩnh: không họ, không tên (AQ là tên ước định mà tác giả gán cho), không ngày tháng năm sinh, không quê quán, không học vấn, không nghề nghiệp.
Lỗ Tấn từng viết: “Theo ý tôi, AQ trạc 30 tuổi, hình dáng bình thường, có cái chất phác đần độn kiểu nông dân, nhưng cũng có tiêm nhiễm ít nhiều cái xỏ lá của bọn du thủ, du thực ở Thượng Hải, có thể tìm thấy bóng dáng y ở những người kéo xe tay, xe xích lô, tuy thế AQ không có bộ dạng lưu manh, cũng không giống như bọn du lãng lang thang ngoài hè phố.”
Với bút pháp “vẽ rồng điểm mắt” – thảo vài nét sơ lược giàu tính biểu trưng, khi miêu tả ngoại hình AQ, Lỗ Tấn chỉ viết về chiếc đuôi sam và đặc biệt là cái sẹo. AQ nổi tiếng vì phương pháp thắng lợi tinh thần. Nếu gã bị đánh, gã lại nghĩ “Nó đánh mình thì khác gì nó đánh bố nó!” rồi lại hớn hở đắc thắng. AQ hay bắt nạt kẻ kém may mắn hơn mình và sợ hãi trước kẻ hơn mình về địa vị, quyền lực, sức mạnh. Gã tự thuyết phục bản thân rằng mình sức nhịn nhục bậc nhất, trạng nguyên cũng chỉ người bậc nhất mà thôi, rồi lấy đó làm lẽ để đắc ý. Cách mạng đến mà kẻ sợ, người hoang mang, duy chỉ có AQ là phấn khởi. AQ cho rằng cách mạng là cướp của nhà giàu làm lợi cho mình, là “làm giặc”. Chính vì hiểu sai hai từ “cách mạng” mà gã đã nhận một kết cục bi thảm.
“AQ chính truyện” phê phán thứ cách mạng không đúng chất cách mạng. Đây là bóng dáng của cách mạng Tân Hợi 1911 – cuộc cách mạng không triệt để. Lỗ Tấn đả kích cách mạng nửa vời và những tư tưởng bảo thủ của người dân Trung Quốc, ông mang một tư tưởng cách mạng dân chủ mới và muốn thức tỉnh người nông dân về tư tưởng cách mạng thật sự.
***
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.