GIỚI THIỆU TÁC PHẨM
THUYỀN TRƯỞNG ĐƠN VỊ thuộc loạt sách “tiểu thuyết toán học” viết cho thiếu nhi (độ tuổi cấp 2) của nhà văn Nga nổi tiếng V. LIOPSIN, gồm Thuyền trưởng đơn vị; Ba ngày ở nước tí hon; Người mặt nạ đen ở nước An-giép…, những tác phẩm rất nổi tiếng vào thập niên 1970 – 1980 và bây giờ vẫn nguyên vẹn những giá trị của nó. Tác phẩm này kể về cuộc phiêu lưu kỳ thú của Số Không trên chiếc tàu của Thuyền trưởng Đơn Vị, vào thế giới kỳ diệu được dựng nên bằng những con số, phép tính. Đó là biển Tiên Đề, đảo Tam giác Vuông, đại dương Số Học… Thế giới toán học đó cũng có kẻ xấu người tốt, và quan trọng nhất, qua những chuyến đi kỳ thú,Tác phẩm sẽ giúp các bạn nhỏ hình thành những tư duy toán học bổ ích, khám phá tầm quan trọng của toán học trong đời sống… Đây là dạng tiểu thuyết toán học rất hấp dẫn và lý thú, giúp các em học sinh tăng cường tư duy toán học, đồng thời có những phút giây thư giãn thú vị bên những nhân vật rất đáng yêu.
Một số nội dung sách Thuyền trưởng đơn vị
Tôi đang vội lắm, nên chỉ trình bày thật vắn tắt. Tôi vẫn không phải là người hay nói dài dòng. Tôi là ai? Là Số Không, còn mẹ tôi là Số Tám (mẹ tôi rất yêu tôi, và tôi cũng rất yêu mẹ). Chúng tôi sống ở A-ra-ben-la, thủ đô nước Số Học Tí Hon. Hẳn các bạn muốn biết ai là người đã giúp tôi xin được đi trên con thuyền của thuyền trưởng Đơn Vị? Không ai cả! Chỉ có sự dũng cảm. Tôi rất dũng cảm. Đã sáu lần tôi nhấc ống điện thoại lên, nhưng vẫn không dám quay số điện thoại của ông thuyền trưởng. Mãi đến lần thứ bảy, tôi mới quả quyết quay số và nói qua ống điện thoại:
– Bác thuyền trưởng Đơn Vị, xin chào bác. Cháu nghe nói, ngày mai mồng một tháng Số Không, thuyền bác sẽ nhổ neo. Cháu muốn xin bác cho cháu đi theo. Cháu chưa bao giờ được đi biển, đi biển chắc thú vị lắm đấy! Qua ống điện thoại có tiếng trả lời:
– Một là sao đang nửa đêm lại đánh thức bác thế? Đêm bác phải ngủ đã chứ. Hai là, đúng đấy, ngày mai mồng một tháng Số Không, bác sẽ cho thuyền nhổ neo. Ba là, đi biển thú vị lắm, nhưng cũng nhiều gian nan. Bốn là, mẹ cháu chẳng bao giờ dám để cháu xông pha những chốn hiểm nghèo, những nơi mũi tên hòn đạn đâu! Dĩ nhiên, ngoài những nguy hiểm, ngặt nghèo, những cuộc binh đao, chúng ta cũng sẽ có dịp gặp những phát minh
kỳ diệu. Nhưng nếu mẹ cháu không đồng ý thì bác chẳng dám cho cháu đi theo đâu. May thay, tôi vừa gan dạ lại vừa nhanh trí nữa. Vì vậy đã trả lời là:
– Thưa bác, bác là một trong những thuyền trưởng vì đại nhất, chính
mẹ Số Tám của cháu cũng rất mong bác cho cháu đi theo. Mẹ cháu bảo: một vị thuyền trưởng trứ đanh, giàu kinh nghiệm và quả cảm như bác thì mẹ
cháu có thể tin cậy để gửi gắm cháu. Mẹ cháu đề nghị bác…
– À, nếu mà chính mẹ cháu đề nghị… thì lại là chuyện khác! Bác rất hân hạnh được giúp mẹ cháu việc ấy. Thôi được, bác chỉ định cháu là thủy thủ thiếu niên nhé. Nhưng cháu phải làm việc chăm chỉ đấy. Thuyền của bác không có những kẻ chây lười đâu. Thôi nhé, chúc cháu ngủ ngon!
– Khoan đã, bác! – tôi hét trong ống điện thoại. – Bác chưa cho cháu biết vấn đề chính, là bác định đưa thuyền đi những đâu?
– Bí mật đấy! Nhưng thôi, bây giờ cháu đã là thủy thủ của bác rồi thì bác cũng chẳng giấu làm gì. Thuyền của chúng ta sẽ vượt qua những biển và
đại dương Số Học, Đại Số Học và Hình Học. Chúng ta sẽ lênh đênh trên các vũng tàu, sẽ vượt qua những vịnh và eo biển trong những buổi triều dâng
hay triều xuống, chúng ta sẽ được thấy những bến cảng, những vịnh nhỏ…Tôi hỏi hiện giờ thuyền ở đâu. Thuyền trưởng đáp:
– Ở vịnh T. Đ.. Những thôi, cháu phải cho bác chợp mắt một lát chứ. Gửi lời chào mẹ cháu. Thế là ổn được một việc: ông thuyền trưởng đã nhận lời. Chỉ còn chuyện vặt, không đáng ngại lắm, là thuyết phục mẹ tôi. Tôi liền đánh thức mẹ tôi dậy. Mẹ tôi hoảng quá, tưởng là tôi ốm. Nhưng tôi liến thoắng một mạch rằng tôi chẳng ốm đau gì hết, rằng ông thuyền trưởng Đơn Vị vừa gọi điện, vì ông ta không muốn đánh thức mẹ tôi dậy và báo có một thủy thủ thiếu niên của ông chẳng may bị ốm và ông khẩn khoản đề nghị mẹ tôi cho tôi theo ông đi chuyến này, và tôi đã nói với ông rằng việc đó có gì mà mẹ không đồng ý… Ôi dào!
– Con nói sao? – mẹ tôi khoát tay. – ông thuyền trưởng đã thiết tha đề nghị lẽ nào mẹ lại cấm không cho con đi? Ừ, nhưng để con đi một mình
trong một chuyến đi biển nguy hiểm như vậy, mẹ không thể yên tâm được. Biết làm thế nào? Nói rồi, mẹ tôi lập tức gọi điện cho ông thuyền trưởng, lại một lần nữa, đánh thức ông ta dậy. Mẹ tôi cảm ơn đi cảm ơn lại ông đã quan tâm đến tôi, và ông thuyền trưởng cũng cảm ơn đi cảm ơn lại mẹ tôi đã tin cậy giao phó tôi cho ông. Thế là tôi được lên làm việc trên thuyền. Chắc các bạn sẽ bảo tôi chơi như thế là xấu, và sẽ bị trừng phạt. Nhưng biết làm thế nào, phải hi sinh vì khoa học chứ! Chỉ còn mấy phút nữa thì thuyền nhổ neo. Mẹ tôi đứng trên bờ rútkhăn tay ra vẫy tôi và lau nước mắt. Mẹ ơi mẹ đang khóc! Tạm biệt mẹ nhé!
Bỗng thuyền trưởng Đơn Vị hạ lệnh: “nhổ treo!” Mọi người đồng thanh hát bài ca lên đường:
Thuyền sắp vượt phong ba,
Thuyền trưởng sẽ đưa ta
Tới những điều mới lạ
Giữa biển cả bao la!
Mạnh chèo, vững lái
Dù sóng nước yên bình
Hay dông tố hoành hành,
Thuyền vẫn băng băng tới.
Ngàn hải lý vượt nhanh.
Hành trình ta đi qua
Liên tiếp khắp gầnn xa
Thuyền của ta xuất phát
Ngay từ vịnh T. Đ.
Vì sao vịnh biển này lại có tên như vậy thì tôi chưa rõ. Để khi nào biết được chuyện đó, tôi sẽ ghi vào nhật ký hàng hải vậy. Chẳng là tôi định từ nay sẽ viết nhật ký mà. Các bạn sẽ đọc cuốn nhật ký đó ít một, ít một, mỗi ngày một đoạn, giống như tôi viết vậy. Mong các bạn thể tất cho nhé! Vả lại
vội vàng hấp tấp chỉ tổ người ta cười cho!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.