Truyện thiếu nhi Liên Xô cũ là những truyện mà học sinh chúng tôi không mấy người là không biết đến. Đó là các cuốn: “Ti – Mua và đồng đội”, “Cánh Buồm Đỏ Thắm”, “Chiếc đồng hồ báo thức hai chuông”. Những cuốn sách này nói về cuộc sống hàng ngày của các em thiếu nhi Liên Xô (cũ) trong thời chiến và trong cả thời bình. Dưới ngòi bút của nhà văn Liên Xô, hình ảnh chú bé Ti – Mua và các bạn của chú hiện lên thực sinh động. Các em đã tích cực tham gia vào cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của dân tộc bằng những việc làm rất thiết thực của mình. Thời đất nước có chiến tranh là vậy.
Ti – Mua và đồng đội
“Văn học Nga là một mẫu mực của chủ nghĩa nhân đạo và giá trị tinh thần”. Có lẽ vì vậy mà đến tận ngày nay, các tác phẩm văn học Nga vẫn có một sức sống mãnh liệt, bền bỉ, cùng sự đón nhận nồng ấm của đông đảo độc giả nhiều thế hệ.
Hãy cùng đọc và cảm nhận “những trang đời thanh xuân huyền thoại”. Truyện thiếu nhi Liên xô với lí tưởng sống cao đẹp của thế hệ thanh niên Xô Viết trong “Thép đã tôi thế đấy”, bước vào một cuộc sống đầy ắp những thử thách, phiêu lưu nhưng chứa chan tình yêu thương con người trên một con tàu Nga lênh đênh giữa biển khơi trong “Maximka” của K.M Stanyukovich, cảm nhận những bài học rất chân thành và tinh thế những giá trị chung của con người như tình yêu, tình bạn, lòng thủy chung, tình yêu và tình yêu dành cho quê hương xứ sở trong “Dagestan của tôi” (Rasul Gamzatov), cuốn hút trong câu chuyện bí hiểm nơi biển cả với những ước mơ chinh phục thiên nhiên và khoa học trong “Người cá” và “Bột mì vĩnh cửu” của Alexander R.Belyaev… để cảm nhận được vẻ đẹp từ con người Nga và tâm hồn Nga – một vẻ đẹp bền bỉ và sáng trong cùng năm tháng.
Người bạn kiên nghị
Người bạn kiên nghị (tiếng Nga: Повесть о суровом друге, dịch sang tiếng Việt: Chuyện một người bạn kiên nghị) là Truyện thiếu nhi Liên xô nói về phiêu lưu dành cho thiếu nhi, khai thác đề tài Nội chiến Nga của nhà văn Leonid Zharikov, xuất bản lần đầu năm 1937.
Tác phẩm là câu chuyện về những cậu thiếu niên ở miền Nam nước Nga đã trở thành anh hùng trong cuộc Nội chiến Nga như thế nào.
Tác phẩm này có bản dịch tiếng Việt với tên Người bạn kiên nghị, do Bích Thư và Bạch Dương dịch, Nhà xuất bản Cầu Vồng và Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản năm 1988.
Chú Anisim Ivanovich đến bờ sông Kalmius khi lão người Anh Hughes xây dựng nhà máy luyện kim của mình ở đây. Lão đốc công tóc hung người Bỉ cau có nhìn thân hình cao lớn, sờ nắn các bắp thịt, xem xét hai hàm răng của chú và sau đó lão mới đánh dấu một chữ thập bằng phấn lên lưng chú và lầu bầu: “Vào hầm mỏ!”
Chàng thanh niên tứ cố vô thân, làm nghề chăn súc vật ở một làng nhỏ hẻo lánh thuộc tỉnh Kursk, đã trở thành thợ mỏ như thế đó.
Ở nhà máy, ngay bên cạnh hầm mỏ, các lò nấu gang được xây dựng. Nghĩa địa cũng ngay tại đây: những ngôi mộ mới trên cắm những cây thập tự được làm một cách vội vàng. Ở đấy ngổn ngang những sắt vụn; mấy chú dê chạy lăng xăng qua các ngôi mộ.
Thép đã tôi thế đấy
Thép đã tôi thế đấy là Truyện thiếu nhi Liên xô không phải là một tác phẩm văn học chỉ nhìn đời mà viết. Tác giả sống nó rồi mới viết nó. Nhân vật trung tâm Pa-ven chính là tác giả: Nhi-ca-lai A-xtơ-rốp- xki. Là một chiến sĩ cách mạng tháng Mười, ông đã sống một cách nồng cháy nhất, như nhân vật Pa-ven của ông. Cũng không phải một cuốn tiểu thuyết tự thuật thường vì hứng thú hay lợi ích cá nhân mà viết. A-xtơ-rốp-xki viết Thép đã tôi thế đấy trên giường bệnh, trong khi bại liệt và mù, bệnh tật tàn phá chín phần mười cơ thể. Chưa bao giờ có một nhà văn sáng tác trong những điều kiện gian khổ như vậy. Trong lòng người viết phải có một nhiệt độ cảm hứng nồng nàn không biết bao nhiêu mà kể. Nguồn cảm hứng ấy là sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ cách mạng bị tàn phế, đau đớn đến cùng cực, không chịu nằm đợi chết, không thể chịu được xa rời chiến đấu, do đó phấn đấu trở thành một nhà văn và viết nên cuốn sách này. Càng yêu cuốn sách, càng kính trọng nhà văn, càng tôn quí phẩm chất của con người cách mạng.
Thép đã tôi thế đấy có một địa vị đặc biệt trong lịch sử văn học thiếu nhi Liên Xô và nền văn học tiên tiến thế giới. Cách mạng tháng Mười thắng lợi, cuộc chiến đấu vĩ đại chưa từng có bao giờ của nhân dân lao động trên một dải đất Liên bang Xô Viết rộng lớn hàng ngày đề ra và đòi hỏi không biết bao nhiêu là anh hùng. Nhân dân Liên Xô, nhân loại tiến bộ chờ đợi văn học phản ánh và đào sâu cho mình hình ảnh con người anh hùng mới ấy. Lần đầu tiên trong văn học, N. A- xtơ-rốp-xki thu gọn được hình ảnh con người mới trong nhân vật Pa-ven Ca-rơ-sa-ghin. Pa-ven không những khác hẳn với những anh hùng của các thời đại trước. Khác hẳn với những tác phẩm văn nghệ của những năm đầu cách mạng, thường ca ngợi lòng dũng cảm vô tổ chức, tả sức mạnh tràn trề, lớn khỏe của quần chúng như một sức mạnh bột phát, tự nhiên. Thép đã tôi thế đấy cho ta thấy từng con người trong một quần chúng rộng lớn nẩy nở như thế nào, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Thép đã tôi thế đấy ghi lại cả một quá trình tôi thép, bước đường gian khổ trưởng thành của thế hệ thanh niên Xô viết đầu tiên.
Thép ở đây là Pa-ven, là Xê-ri-ô-gia, là Va-li-a, là Giác ky, cả một lớp thanh niên lao động, vừa lớn lên thì gặp ngay cách mạng, ý thức giai cấp và tuổi trẻ bừng lên trong bão táp của phong trào. Lò ngàn độ nóng tôi rèn họ là cuộc đấu tranh thật trường kỳ gian khổ, thật là tự lực cánh sinh của cách mạng tháng Mười. Người thợ vĩ đại tôi rèn thép ấy là Đảng cộng sản, ngọn cờ và bộ tham mưu của cách mạng. Đảng lần lượt lãnh đạo chiến tranh, đảm bảo cung cấp, tổ chức vận tải, xây dựng đường sắt, trấn áp tàn dư phản cách mạng, tổ chức lực lượng nhân dân rộng lớn và thiết lập chính quyền cách mạng vững mạnh, lãnh đạo phục hồi sản xuất và kiến thiết, dắt dẫn nhân dân đi vào một xã hội mới – xã hội chủ nghĩa – chưa từng có bao giờ. Trong đấu tranh vũ trang cũng như công tác xây dựng, Đảng tập dần thói quen cho Pa-ven chiến thắng. Pa-ven từng bước một trưởng thành, trở nên một chiến sĩ cách mạng già dặn. Bệnh tật mười chết một sống là trận thử thách cuối cùng. Pa-ven là thép đã tôi rồi nên đã thắng, toàn thắng.
Cuốn sách của N. A-xtơ-rốp-xki trả lời chúng ta: “Thế nào là thép đã tôi?” Đồng chí Liêu Thừa Chi, chủ tịch Liên đoàn thanh niên dân chủ Trung Quốc, vào năm 1950, viết: “Vì ngọn cờ của chúng ta mà xung phong, mà bất khuất trước quân thù, những việc đó tương đối chưa phải là hết sức khó khăn. Rất khó khăn như Pa-ven, còn sống phút nào cũng đều là quên mình, chỉ nghĩ đến công tác, đến Đảng, đến nhân dân, đến sự nghiệp của giai cấp vô sản, kiên quyết phấn đấu đến cùng, đó mới là việc khó mà làm được thì đáng quí nhất”.
Đọc Thép đã tôi thế đấy là Truyện thiếu nhi Liên xô trước hết truyền cho chúng ta lỏng ham sống và ham chiến đấu. Đấy là bản chất giai cấp của Pa-ven. Đấy là bản chất thanh niên của Pa-ven. Đấy là phẩm chất cách mạng mà Đảng và đấu tranh thực tế đã xây dựng cho anh. Không phải ngọn lửa rơm sốc nổi hay cái ngang tàng rởm của chủ nghĩa anh hùng cá nhân. Một tinh thần ham sống và ham chiến đấu có nghĩa lý nhất, có cơ sở nhất. Không gì mạnh bằng lòng tin tưởng của Pa-ven ở những mục đích chiến đấu của mình. Pa-ven say mê đem toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, hy sinh cá nhân của mình một cách nồng nhiệt lãng mạn, không bao giờ do dự, không hề tính toán, tất cả vì sự nghiệp giai cấp, vì hạnh phúc nhân loại. Không hiểu mục đích đấu tranh của Pa-ven, đảng tính đấu tranh của Pa-ven thì chỉ cảm thấy đời Pa-ven đau khổ. Không, Pa-ven không cảm thấy đau khổ, Pa-ven chỉ nghĩ đến khắc phục thống khổ. Pa-ven luôn luôn vui sướng vì anh luôn luôn đấu tranh và luôn luôn thắng lợi. Đó là chủ nghĩa lạc quan của Pa-ven. Đó là sức mạnh, đó là hạnh phúc của Pa-ven.
Thép đã tôi thế đấy là một khúc ca tươi đẹp của đời sống. Mỗi trang sách như cuốn thêm máu chảy trong người đọc, nâng cao thêm nhiệt tình cách mạng, thúc giục chiến đấu, thúc giục công tác.
Thép đã tôi thế đấy giải quyết cho chúng ta nhiều vấn đề nhân sinh quan mới, dạy chúng ta biết yêu biết ghét một cách chính xác và sâu mạnh, khơi lên ở chúng ta những tình cảm lớn, xây dựng cho chúng ta một quan niệm về tình yêu trong sáng. Thép đã tôi thế đấy còn là một kho báu kinh nghiệm công tác cách mạng rất thực tế để nhìn cho sáng hơn nhiều vấn đề mới mà cuộc sống đề ra cho mỗi tập thể và mỗi con người, để thực hiện “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Nhà văn Xô Viết I-ly-a Ê-ren-bua gọi Thép đã đã tôi thế đấy là “thánh kinh mới” của thanh niên Xô Viết. Bà mẹ của nữ anh hùng Dôi-a đã từng cổ vũ cả một thế hệ thanh niên thế giới chống phát xít trong đại chiến thế giới lần thứ hai, cho biết: “Thép đã tôi thế đấy là sách gối đầu của con tôi”.
Cuốn sách Truyện thiếu nhi Liên xô được nhiều người đọc nhất ở Liên Xô trong thời kỳ kháng chiến chống Đức. Rất nhiều chứng cớ cụ thể tỏ ra là nó đã nêu gương sáng cho muôn vạn Pa-ven mới. Giữa đại hội anh hùng chiến đấu Trung Quốc năm 1950, đồng chí Trương Minh, một chiến sĩ giải phóng quân có nhiều thành tích, kiêm một nhà văn bộ đội trẻ, phát biểu: “Đọc Thép đã tôi thế đấy đã để lại một ảnh hưởng sâu sắc cho đời cách mạng và văn nghệ của tôi. Những sách như Thép đã tôi thế đấy nâng cao tinh thần chiến đấu và phẩm chất con người”. Ở nhiều nước dân chủ nhân dân, Thép đã tôi thế đấy được coi là một tài liệu học tập của Đoàn thanh niên. Trên báo Tiền phong của thanh niên Pháp đã đăng đi đăng lại nhiều lần cuốn tiểu thuyết Pa-ven ấy. Thanh niên thế giới yêu mến Pa-ven người anh đi trước của tất cả chúng ta, người anh thuộc thế hệ cách mạng tháng Mười, thế hệ mở đường gian khổ nhất, anh dũng nhất và vẻ vang nhất.
Ở nước ta, trong cuộc đấu tranh yêu nước lâu dài, phần lớn thanh niên Việt Nam đã được trải qua nhiều cảnh ngộ mà Pa-ven đã sống. Năm năm chống phát xít Nhật – Pháp, chín năm chống xâm lược Pháp – Mỹ, một thế hệ thanh niên đông đảo nhất đã chọn con đường của Pa-ven. Nhiều anh chị em của chúng ta đã nếm tra tấn, khủng bố của nhà tù đế quốc Trong những vùng sau lưng địch, nhiều đồng chí và bạn thân của chúng ta hy sinh bất khuất trước quân thù như Va-li-a. Trên các chiến trường Việt Nam, biết bao Xê-ri-ô- gia đã bỏ mình và hàng vạn Giắc-ky sinh sôi nẩy nở. Dưới sự lãnh đạo của Hồ chủ tịch và Đảng lao động Việt Nam, chúng ta sống những chiến đấu của Pa-ven, những gian khổ của Pa-ven, cùng do một tình cảm cách mạng như Pa-ven mà phấn đấu. Cả một thế hệ thanh niên Cách mạng tháng 8 lớn lên trong kháng chiến, lớn lên cùng với chế độ dân chủ cộng hòa. Chúng ta cảm thấy Pa-ven rất gần với mình. Thép đã tôi thế đấy gợi ý cho chúng ta đòi hỏi nền văn nghệ trẻ mới của nước nhà phản ánh và đào sâu nhiều hơn nữa hình ảnh con người anh hùng mới Việt Nam. Và trong khi chờ đợi, hình ảnh Pa-ven lúc này giúp chúng ta nhìn rõ chúng ta hơn, sống lại những kinh nghiệm đã qua, củng cố và bồi bổ bài học của thực tế cách mạng, sống mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh vẻ vang và còn nhiều gian khổ ngày nay, càng hăng hái, càng dũng cảm, tiếp tục những chiến đấu của Pa-ven, phát huy những thắng lợi của Pa-ven, làm sáng tinh thần của Pa-ven hơn nữa.
Tìm Kiếm liên quan
Tiểu thuyết Liên Xô
Tiểu thuyết phản gián Liên Xô
Tên anh chưa có trong danh sách
Đọc Truyện Tên anh chưa có trong danh sách
Chuyện hài Liên Xô
Tác phẩm kinh điển “Đất vỡ hoang” – Mikhail Sholokhov
M. Solokhov là một trong những nhà văn lớn nhất của nền văn học Xô [...]
Những cuốn sách cũ Liên Xô hay, khó gặp
Sách cũ Liên Xô của Nhà xuất bản Cầu Vồng, Nhà xuất bản Tiến Bộ trước [...]
Th8
Văn học Nga – Xô Viết trong lòng đọc giả Việt Nam
Văn học Nga – Xô Viết đã để lại những dấu ấn đậm nét đối [...]
Th8
Văn học Liên Xô – những tác phẩm kinh điển
Văn học Liên Xô luôn để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn của [...]
Th8
Những tiểu thuyết Liên Xô hay và ý nghĩa
Tiểu thuyết Liên xô thời kỳ Chiến Tranh Vệ Quốc miêu tả chân thực bối [...]
Th8
Sách Liên Xô – truyện khoa học viễn tưởng hay nên đọc
Sách Liên Xô với đa dạng thể loại cung cấp rất nhiều thông tin để [...]
Th8
Ký gửi sách – Trao đổi sách cũ
Ký gửi sách- Nếu bạn có những cuốn sách hay và không còn đọc nó [...]
Th10
Truyện thiếu nhi Liên xô hay nên đọc
Truyện thiếu nhi Liên Xô cũ là những truyện mà học sinh chúng tôi không [...]
Th9