Những cuốn sách cũ Liên Xô hay, khó gặp

Đaghextan của tôi

Sách cũ Liên Xô của Nhà xuất bản Cầu Vồng, Nhà xuất bản Tiến Bộ trước đây vẫn giành được nhiều tình cảm của bạn đọc bởi chúng gắn bó, nuôi dưỡng tâm hồn tuổi thơ nhiều thế hệ. Đây cũng là những bản sách có giá trị đang được những người yêu mến văn học Xô-viết và các nhà sưu tập ở Việt Nam tìm kiếm, sưu tầm.

Các bạn đọc có thể chọn sách tại đây

Sách cũ Liên Xô những trang sách theo cùng năm tháng.

Với những ai từng công tác, làm việc tại Liên Xô trước đây và Liên bang Nga bây giờ, kỷ niệm, ký ức về đất nước, con người của thời đó đã và sẽ luôn là một phần cuộc sống của họ. Còn đối với thế hệ trẻ hơn, lứa 7X, 8X, Liên Xô chỉ hiển hiện qua phim ảnh, họa báo và nhất là các tập Sách cũ Liên Xô. Trong những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, nhiều cuốn sách bìa cứng của Nhà xuất bản Cầu Vồng như: Bác sĩ Ai-bô-lít, Kiến và chim bồ câu, Chiếc chìa khóa vàng hay chuyện ly kỳ của Bu-ra-ti-nô, Ông già Khốt-ta-bít, Cánh buồm đỏ thắm, Thuyền trưởng đơn vị…  Đó có thể là một cuốn sách của Nhà xuất bản Kim Đồng hay Nhà xuất bản Văn học, nhưng những cuốn sách mà tôi ấn tượng hơn cả là sách của Nhà xuất bản Cầu Vồng (Raduga) và Nhà xuất bản Tiến Bộ (Progoti). Sở dĩ như vậy vì trẻ con thì đứa nào cũng thích những bìa sách rực rỡ, nhiều minh họa đẹp và chữ rõ ràng. Sau này, tôi mới biết cả hai nhà xuất bản này đều thuộc Nhà xuất bản Ngoại Văn Moscow chuyên dịch các tác phẩm của Liên Xô sang nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, trong đó có tiếng Việt, để mọi người từ các nước biết hơn về đất nước, con người Liên Xô.

Ở Việt Nam, những cuốn sách của Nhà xuất bản Cầu Vồng và Nhà xuất bản Tiến Bộ đều chủ yếu nói về văn hóa, con người Liên Xô qua nhiều thế hệ. Hồi nhỏ, thế giới của mụ phù thủy Ba-ba Y-a-ga, chàng ngốc I-van, nàng công chúa Va-xi-li-a, những câu chuyện cổ tích thu hút không chỉ thế hệ 7X mà còn nhiều thế hệ sau này nữa đều yêu thích. Và như đã nêu trên, điều tuyệt vời nhất trong những cuốn sách được in, phát hành thời Liên Xô là hình ảnh minh họa đẹp, giúp chúng tôi có thể thỏa sức tưởng tượng nhiều điều thú vị về thế giới chung quanh.

Một vài sách cũ Liên Xô của NXB Cầu Vồng (Raduga)

Ti – Mua và đồng đội

Ti Mua và Đồng Đội

“Văn học Nga là một mẫu mực của chủ nghĩa nhân đạo và giá trị tinh thần”. Có lẽ vì vậy mà đến tận ngày nay, các tác phẩm văn học Nga vẫn có một sức sống mãnh liệt, bền bỉ, cùng sự đón nhận nồng ấm của đông đảo độc giả nhiều thế hệ.

Hãy cùng đọc và cảm nhận “những trang đời thanh xuân huyền thoại”. Truyện thiếu nhi Liên xô với lí tưởng sống cao đẹp của thế hệ thanh niên Xô Viết trong “Thép đã tôi thế đấy”, bước vào một cuộc sống đầy ắp những thử thách, phiêu lưu nhưng chứa chan tình yêu thương con người trên một con tàu Nga lênh đênh giữa biển khơi trong “Maximka” của K.M Stanyukovich, cảm nhận những bài học rất chân thành và tinh thế những giá trị chung của con người như tình yêu, tình bạn, lòng thủy chung, tình yêu và tình yêu dành cho quê hương xứ sở trong “Dagestan của tôi” (Rasul Gamzatov), cuốn hút trong câu chuyện bí hiểm nơi biển cả với những ước mơ chinh phục thiên nhiên và khoa học trong “Người cá” và “Bột mì vĩnh cửu” của Alexander R.Belyaev… để cảm nhận được vẻ đẹp từ con người Nga và tâm hồn Nga – một vẻ đẹp bền bỉ và sáng trong cùng năm tháng.

Cô-Xchi-A lùn của Lích-xta-nốp

Cô-Xchi-A lùn là Một Sách cũ Liên Xô miêu tả về cuộc chiến đấu của những “dũng sĩ” – nhân dân vùng U-ran – trên mặt trận lao động ở những nhà máy sản xuất vũ khí trong bối cảnh cuộc chiến tranh giữ nước của nhân dân Xô-viết. Được viết dưới dạng những câu chuyện nhỏ, những nhân vật được sống trước mắt người đọc hết sức sinh động, trong đó nổi bật lên nhân vật cậu bé Cô-xchi-a lùn

Sách Liên Xô

Cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại nổ ra. Những cậu bé, cô bé Soviet cũng phải lao vào làm việc trong các nhà máy cơ khí để gửi vũ khí ra tiền tuyến. Song truyện không kể về những anh hùng quân đội mà nói đến mặt trận lao động, về những con người đã làm việc với tất cả sức mình… phục vụ cho tiền tuyến.

Bác sỹ Ai Bô Lít – Tuổi thơ của đọc giả Việt Nam

Nhắc đến các tác phẩm trong nền văn học Liên Xô, Đọc giả Việt Nam chắc chắn sẽ luôn nhớ tới truyện Bác Sỹ Ai Bổ Lit. Trong tiếng Nga, “Ai Bô Lít” có nghĩa là “Ôi đau quá!”. Ngay tên nhân vật chính của câu chuyện đã gợi mở và hứa hẹn đưa người đọc đến với thế giới ly kì cùng nhiều tình tiết sinh động, hấp dẫn.

Văn học Liên Xô - Bác sĩ Ai Bô Lít
Văn học Liên Xô – Bác sĩ Ai Bô Lít

Bác sĩ Ai Bô Lít hiểu được thứ tiếng của muông thú và chữa bệnh cho chúng bằng cả trái tim mình. Ông còn cưu mang những con vật đáng thương gặp nạn. Sống cùng với ông có cô sếu, chú cá sấu, con cú, chú sóc… và đặc biệt là con Kéo Đẩy. Cũng nhờ có sự giúp sức của những con vật này mà bác sĩ Ai-Bô-Lít còn chiến thắng cả bọn cướp biển hung ác.

Cuốn truyện có nhiều tình huống dí dỏm, hài hước, phù hợp với tâm lý của thiếu nhi. Đồng thời thông qua những tình huống đó, câu chuyện còn mang tính giáo dục về sự nhân hậu và tình yêu với thế giới loài vật xung quanh.

Đất Vỡ Hoang – khắc họa cuộc sống nông thôn trong Văn học Liên Xô

“Đất vỡ hoang là một trong những Sách cũ Liên Xô thành công nhất viết về nông thôn Xô viết của Sô-lô-khốp. Tác phẩm đã được tặng giải thưởng văn học Lê-nin năm 1960. Câu chuyện xảy ra vào khoảng năm 1930 ở nông thôn Gơ-rê-mi-át-si Lốc, một trong những khu vực đầu tiên tiến hành công cuộc tập thể hóa nông nghiệp toàn diện. Trung tâm của câu chuyện là một cuộc đấu tranh hết sức quyết liệt giữa thế lực xã hội chủ nghĩa ở nông thôn đang lên và thế lực phản cách mạng của giai cấp cu-lắc cấu kết với những tên bạch vệ còn sót lại, tay sai của giai cấp  địa chủ và tư sản đã suy tàn.

Văn học Liên Xô - Đất Vỡ Hoang

Hình ảnh của cuộc đấu tranh ấy đã nổi lên ngay những trang đầu của cuốn truyện với hai nhân vật đối địch cùng về nông thôn Gơ-rê-mi át-si Lốc trong một thời gian. Một bên là Pô- lốp-xép, cựu sĩ quan bạch vệ còn lén lút hoạt động để chống lại chính quyền xô-viết, một bên là Đa-vư-đốp đại diện của Đảng Cộng sản bôn-sê-vích về nông thôn phát động quần chúng tập thể hóa nông nghiệp. Đa-vư-đốp là con người tiêu biểu nhất trong Đất vỡ hoang. Anh là người cộng sản đã được tôi luyện trong lao động sản xuất ở nhà máy và trong công tác của Đảng, vì vậy anh tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương của Đảng và nắm rất vững đường lối, chính sách của Đảng ở nông thôn.

Chiếc chìa khóa vàng hay chuyện ly kỳ của Bu Ra Ti Nô

Chiếc chìa khóa vàng hay truyện ly kỳ của Buratinô hẳn sẽ là một món quà tuyệt vời dành cho các bạn nhỏ. Những tình tiết ly kỳ, những bài học nhẹ nhàng về lòng nhân ái, dũng cảm và đặc biệt câu chuyện sẽ kích thích sự sáng tạo tuyệt vời của trí tưởng tượng trẻ thơ. Sách được in trên giấy láng, chất lượng in màu rất bắt mắt và những minh họa cực kỳ sinh động làm tăng thêm phần ly kỳ, hấp dẫn của nội dung câu chuyện.

Văn học Liên Xô - Buratino

Với con trẻ, các cuộc phiêu lưu là một đề tài đầy hấp dẫn. Hầu như em bé nào cũng mong ước mình được trải qua những giây phút thú vị và mạo hiểm để được khám phá những bí mật của thế giới, được học hỏi và trải nghiệm bản thân. Có lẽ vì thế cuốn sách Chiếc chìa khóa vàng hay truyện ly kỳ của Buratinô của nhà văn Nga A.Tôn-xtôi “mê hoặc” được rất nhiều thế hệ các em thiếu nhi. Bước vào cuốn sách này, các bạn nhỏ sẽ thực sự cảm thấy hồi hộp, lạ lùng, hào hứng và phấn khích khi được dõi theo từng bước đi của chú bé người gỗ đáng yêu Buratinô trước sự truy đuổi của cái ác… Cuốn sách nhỏ này thực sự đưa các em nhỏ vào một chuyến phiêu lưu kỳ thú của chú bé người gỗ Buratinô.

Một vài sách cũ Liên Xô của NXB Tiến Bộ (Progoti)

Thời thơ ấu gian khổ

Thời thơ ấu gian khổ (tiếng Nga: Суровое детство) là một cuốn tiểu thuyết về đời sống nông thôn Liên Xô trong giai đoạn diễn ra cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhà văn Yamil Mustafin, ra đời năm 1970.

Sách cũ Liên Xô

 Thời thơ ấu gian khổ là một câu chuyện đẹp giản dị kể về cuộc sống cuộc chiến đấu của những người dân làng Tayshet ven rừng taiga, bối cảnh câu chuyện từ lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Cũng giống như Thép đã tôi thế đấy !, tác giả sống nó rồi mới viết nó, nhân vật chính của câu chuyện chú bé Yamin đã cùng với những người dân làng Tayshet sống, chiến đấu, lao động và học tập kiên cường làm nhiệm vụ của hậu phương lớn đảm bảo cho những tuyến đường sắt luôn luôn thông suốt ra mặt trận, góp phần chiến thắng phát xít. Cũng như Giamin, một thiếu niên mười bốn tuổi, nhân vật chính của cuốn truyện là hiện thân của tác giả.
Đây là quyển truyện trong tuyển tập “Điều kỳ diệu của Xibêri” xuất bản năm 1972 của Iamin Muxtaphin.
 Nữ văn sĩ Marieta Saghinhian, người được giải thưởng Lênin, một nghệ sĩ có tên tuổi, một nhà phê bình nghệ thuật rất nghiêm khắc đã viết trong lời tựa cho cuốn sách “Điều kỳ diệu của Xibêri” như sau: “Những truyện ngắn của anh làm say mê lòng người bằng sự tươi mát, sự độc đáo, bằng chủ nghĩa nhân đạo cao cả và sự trong sáng rất hiếm thấy trong cách diễn giải của mình” (Mátxcơva, 1972).
 Đây là một quyển truyện khiến bạn không thể ngừng lại khi chưa đọc xong!

Kiến Và Chim Bồ Câu

Các truyện ngụ ngôn của Ê-dốp do Tônxtôi dịch đôi khi có dạng một câu tục ngữ (“Nạn đắm tàu”) hay một truyện dân gian (“Cáo và gà rừng”), và đôi khi rất giống với một câu chuyện xảy ra hăng ngày (“Hai người bạn”). Ông chuyển các sự kiện xảy ra trong truyện ngụ ngôn thành chuyện xảy ra trên quê hương ông, và tại đây chúng trở thành truyện ngụ ngôn của nước Nga, thành những sáng tác rất riêng của văn hào Nga vĩ đại này.

Nhà văn nổi tiếng Lep Tônxtoi đã từng rất quen thuộc với độc giả Việt Nam qua các thiên tiểu thuyết đồ sồ như Chiến tranh và Hòa bình, Anna Karenina, Phục Sinh… Lần này độc giả nhỏ tuổi sẽ biết đến ông qua một tác phẩm viết cho thiếu nhi – đó là truyện ngụ ngôn Kiến và chim bồ câu.

Sợi chỉ mong manh

Sách cũ Liên Xô

Sợi chỉ mong manh – NXB Tiến Bộ là một cuốn tiểu thuyết trinh thám của Yakov Naumov và Aleksandr Yakovlev kể về Thiếu tá KGB Andrey Mironov và các đồng sự khám phá ra kế hoạch gián điệp do một nhóm phản động âm mưu thực hiện, chúng đã duy trì hoạt động chống chính quyền Soviet từ những năm trước Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Câu chuyện còn kể về số phận bi thảm của cô gái Olga Konnileva bị ép buộc hoạt động cùng nhóm phản động, rồi cô bị thủ tiêu khi kế hoạch có nguy cơ bại lộ.

Kết lại

Thế mới thấy, việc các nhà sưu tập sách và những người yêu thích văn học Xô-viết bỏ công sức, thời gian và tiền bạc để tìm kiếm những cuốn sách tiếng Việt được in tại Liên Xô quả không dễ dàng nếu không vì tình yêu với sách, với nước Nga và các dân tộc anh em. Thậm chí, có những người mua đến hai hay ba quyển cùng một nội dung để có thể trao đổi sách với người khác hoặc dành tặng cho một người bạn mà họ yêu quý. Qua họ, chúng ta mới có thể hiểu rõ và biết được rằng, Liên Xô trước đây và nước Nga bây giờ đã hỗ trợ Việt Nam nhiều đến vậy ở mảng sách văn học. Còn về nội dung thì không có gì phải bàn cãi bởi những cuốn sách mà Liên Xô in cho chúng ta đều cung cấp nhiều tri thức, có tính giáo dục cao và đây là một lý do nữa giải thích vì sao cho đến thời nay, các tác phẩm như: Bác sĩ Ai-bô-lít, Kiến và chim bồ câu, Chiếc chìa khóa vàng hay chuyện ly kỳ của Bu-ra-ti-nô, Ông già Khốt-ta-bít, Cánh buồm đỏ thắm, Thuyền trưởng đơn vị… vẫn luôn được các bậc cha mẹ tìm mua. Và nếu không phải là sách in tại Liên Xô thì họ cũng sẵn sàng mua những ấn bản được các nhà xuất bản trong nước in lại.

Trả lời