Truyện cổ tích Việt Nam | Trong mỗi người con Việt Nam chúng ta khi sinh ra và lớn lên đều được nuôi dưỡng tâm hồn bằng những câu chuyện cổ tích Việt Nam ngày xưa ngày xưa mà bà hoặc mẹ thường hay kể. Nhưng câu chuyện cổ tích mang tới cho tâm hồn trẻ thơ của chúng ta những suy nghĩ tích cực về cuộc sống, về những cuộc đấu tranh giữa những cái thiện và cái cái ác trong đó những con người hiền lành nhân hậu luôn biết yêu thương và giúp đỡ mọi người, hiếu thảo ngoan ngoãn, chăm chỉ… sẽ được nhận những điều tốt đẹp từ cuộc sống hoặc được sự trợ giúp của một thế giới siêu nhiên thần tiên nào đó để vượt qua những thử thách của mình. Còn những kẻ ác giả thì sẽ gặp ác báo, con những con người sống độc ác đến cuối cùng sẽ phải trả giá cho những hành động của mình theo quy luật nhân quả. Những câu truyện cổ tích giúp cho các bạn nhỏ của chúng ta sống hướng thiện, tích cực và có tấm lòng thơm thảo biết yêu thương chia sẻ khó khăn với những người xung quanh mình.
Tìm về ý nghĩa sâu xa trong các câu chuyện cổ tích
Giống như tính cách con người Việt: mộc mạc, lành hiền và thẳng thắn, những câu chuyện cổ tích đã phản ánh rõ nét đời sống tinh thần và tâm hồn nhân dân. Cuốn Đền ơn đáp nghĩa gồm các truyện: Cây khế, Viên ngọc ước, Cứu vật, vật trả ân, Viên ngọc ếch và Ba vật thần kỳ. Người Việt vốn trọng tình, trọng nghĩa. Có ơn phải trả, có nghĩa phải đền. Đạo lý ấy từ ngàn đời nay đã thấm qua không biết bao nhiêu thế hệ. Lời cha ông xưa răn dạy cháu con, giữa dòng chảy của đời sống hôm nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị… Chuyện anh hùng nghĩa sỹ tập hợp 5 câu chuyện quen thuộc: Diệt mãng xà, Thạch Sanh, Dũng sỹ Đam Dông, Chàng Đăm Bri và Chuyện ông Gióng. Những chàng dũng sỹ diệt quái thú cứu giúp dân lành, kiêu dũng xông pha nơi trận mạc… Khắp nơi nơi trên mọi miền Tổ quốc, từ vùng đồng bằng đến cao nguyên bạt gió đều vang mãi những khúc hùng ca về họ. Tục xưa nếp cũ cùng bạn lắng nghe những câu chuyện từ ngày xửa, ngày xưa để tìm về ý nghĩa sâu xa trong từng nếp cũ qua các câu chuyện: Sự tích cây nêu ngày Tết, Bánh chưng bánh dày, Sự tích trầu cau, Con cóc là cậu ông Trời và Sự tích cái chổi.
Vì sao truyện cổ tích Việt Nam được coi là “người bạn” đầu tiên của bé?
Truyện cổ tích phù hợp tâm lý trẻ thơ
Với trẻ, truyện cổ tích luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu bởi ở đó nó chứa những hình ảnh sinh động, bắt mắt và lôi cuốn. Trẻ luôn bị cuốn hút bởi cái đẹp, những điều kỳ diệu. Mở cuốn truyện, các em sẽ được hòa mình với điệu nhảy cùng nàng công chúa xinh đẹp, lộng lẫy, chàng hoàng tử tốt bụng, dễ mến hay đôi khi là những con vật quen thuộc có thể nói chuyện được với nhau, có tính cách ngộ nghĩnh thú vị như một con người.
Trẻ được hòa nhập vào nhân vật các câu chuyện: vui, buồn, lo lắng và hồi hộp trải qua mọi cung bậc tình cảm một cách tự nhiên. Trẻ sẽ được sống đúng với tuổi thơ của mình trong thế giới cổ tích với những bà tiên tốt bụng, Thạch Sanh hiền lành, chú Cuội đáng yêu…
Truyện cổ tích Việt Nam giúp các bé hiểu hơn về cội nguồn dân tộc
Những câu chuyện cổ tích đều được dân gian sáng tác và bắt nguồn từ lòng tự hào tự tôn dân tộc. Truyện cổ tích ra đời nhằm hướng con người đến những cái đẹp hoàn mỹ, ở lành gặp lành, thể hiện ước mơ và khát vọng về cuộc sống tươi đẹp của nhân dân ta.
Truyện cổ tích Việt Nam sẽ giúp các bé hiểu hơn về lịch sử, cội nguồn của dân tộc. Những sự tích được lưu truyền từ đời này qua đời khác nhưng vẫn còn nguyên giá trị. Sự tích Thánh Gióng – đã trở thành biểu tượng quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, biểu tượng cho sức mạnh thần kỳ và yêu nước của nhân dân ta.
Qua mỗi câu chuyện sẽ bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các bé. Từ đó, trẻ sẽ ý thức phấn đấu, trau dồi kỹ năng sống, tích lũy kiến thức để trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Truyện cổ tích Việt Nam mang tính giáo dục cao
Nhà giáo dục của Nga đã từng đề cao vài trò của truyện cổ tích đối với việc nuôi dưỡng nhân cách cho trẻ thơ “Truyện cổ tích là môi trường nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, là ngọn gió tươi mát thổi bùng lên ngọn lửa tư duy và ngôn ngữ của trẻ.”
Quả thật như vậy, những câu chuyện cổ tích đóng vai trò quan trọng với sự phát triển nhân cách của trẻ nhỏ bởi nhân cách chính trong các câu chuyện như một hình tượng mô phỏng khả năng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Những nhân vật họ sống chân thành, tốt bụng với những người xung quanh, giúp đỡ kẻ yếu, quan tâm đến những người nghèo khó… sẽ được in hằn trong tâm trí các em để quyết định đến việc hình thành cảm xúc và lòng nhân ái của trẻ sau này.
Điều thú vị nữa là truyện cổ tích Việt Nam mang lại thông điệp tình thương giữa người với người. Các bé sẽ biết trân trọng hơn tình cảm gia đình, tình yêu thương của cha mẹ, lòng hiếu thảo đối với ông bà – tình cảm thiêng liêng và cao quý.
Những câu chuyện cổ tích được lặp đi lặp lại, cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác. Qua những câu chuyện, các bé sẽ biết được thêm nhiều sự tích thú vị về con người, sự vật, sự việc thường xuất hiện trong các áng văn thơ văn của dân tộc ta. Tất cả sẽ làm giàu thêm trí tưởng tượng vốn rất phong phú của các bé, bồi dưỡng tâm hồn và giúp các bé thêm yêu, thêm tin vào cổ tích.
Tác phẩm kinh điển “Đất vỡ hoang” – Mikhail Sholokhov
M. Solokhov là một trong những nhà văn lớn nhất của nền văn học Xô [...]
Những cuốn sách cũ Liên Xô hay, khó gặp
Sách cũ Liên Xô của Nhà xuất bản Cầu Vồng, Nhà xuất bản Tiến Bộ trước [...]
Th8
Văn học Nga – Xô Viết trong lòng đọc giả Việt Nam
Văn học Nga – Xô Viết đã để lại những dấu ấn đậm nét đối [...]
Th8
Văn học Liên Xô – những tác phẩm kinh điển
Văn học Liên Xô luôn để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn của [...]
Th8
Những tiểu thuyết Liên Xô hay và ý nghĩa
Tiểu thuyết Liên xô thời kỳ Chiến Tranh Vệ Quốc miêu tả chân thực bối [...]
Th8
Sách Liên Xô – truyện khoa học viễn tưởng hay nên đọc
Sách Liên Xô với đa dạng thể loại cung cấp rất nhiều thông tin để [...]
Th8
Ký gửi sách – Trao đổi sách cũ
Ký gửi sách- Nếu bạn có những cuốn sách hay và không còn đọc nó [...]
Th10
Truyện thiếu nhi Liên xô hay nên đọc
Truyện thiếu nhi Liên Xô cũ là những truyện mà học sinh chúng tôi không [...]
Th9