Sơ lược về tác phẩm
Suối nguồn (tiếng Anh: The Fountainhead) là một tiểu thuyết thuộc hàng best-seller, xuất bản năm 1943 của nhà văn nữ Ayn Rand. Đây là tác phẩm thành công đại chúng đầu tiên của bà. Thu nhập từ tác quyền và chuyển thể sang điện ảnh từ tác phẩm này đã mang lại cho bà danh vọng và sự ổn định về tài chính. Hơn 6,5 triệu bản đã được bán trên khắp thế giới và tác phẩm đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác, trong đó có tiếng Việt.
Nhân vật chính của tác phẩm, Howard Roark, là một kiến trúc sư trẻ theo chủ nghĩa cá nhân, quyết chọn cho mình con đường tranh đấu dù đầy chông gai hơn là phải đem đam mê và quan điểm của mình ra để thỏa hiệp. Tác phẩm theo dấu hành trình của anh trên con đường hoạt động kiến trúc theo trường phái hiện đại, trường phái mà anh cho là ưu việt hơn so với lối kiến trúc truyền thống mà hầu hết tất cả mọi người tôn thờ. Bằng cách xây dựng những mối quan hệ với những nhân vật khác chung quanh Howard Roark, Ayn Rand lột tả nhiều hình mẫu nhân cách con người, tất cả đều khác với hình mẫu lý tưởng mà bà đặt vào Howard Roark. Bà miêu tả đám người kia là “second-handers” (“những người sống thứ sinh” – bản dịch Nhà xuất bản Trẻ) là những kẻ sống phụ thuộc, tồn tại nhờ vào người khác. Những mối quan hệ phức tạp giữa Howard Roark và những nhân vật khác, có người giúp, có người cản trở, thậm chí cả hai, làm cho tác phẩm rất giàu kịch tính và đậm tính triết lý. Qua ngòi bút của Ayn Rand, Howard Roark trở thành hiện thân của linh hồn con người và cuộc đấu tranh của anh đại diện cho chủ nghĩa cá nhân đối lập với chủ nghĩa tập thể.
Bản thảo đã bị mười hai nhà xuất bản từ chối cho đến khi một biên tập viên trẻ tuổi, Archibald Ogden, của nhà xuất bản Bobbs-Merrill Company thuyết phục để tác phẩm này được in. Mặc dù ngay từ đầu nó đã nhận nhiều lời phê bình tiêu cực, nhưng quyển sách đã được mọi người truyền miệng nhau và bán được hàng trăm ngàn bản. Suối nguồn đã được chuyển thể sang điện ảnh vào năm 1949, với Gary Cooper đóng vai Howard Roark, và kịch bản phim do chính Ayn Rand thực hiện.
Tóm tắt tác phẩm
“Suối Nguồn” được chia thành bốn phần, mỗi phần tương ứng với một nhân vật chính của truyện : Peter Keating, Ellsworth Toohey, Gail Wynand và Howard Roark. Nhưng không vì vậy mà mỗi phần riêng biệt cho mỗi nhân vật, mà là sự đan xen của một vở kịch cuộc sống với dàn diễn viên hùng hậu của toàn “Suối Nguồn”. Cái tách bạch và được tô đậm ở mỗi phần là một mảnh tâm hồn của con người, tượng trưng bởi từng nhân vật.
Peter Keating, nhà kiến trúc sư vốn đam mê hội họa, nhưng vì ước nguyện vật chất và trách nhiệm với người mẹ mà phải đưa mình vào thế giới kiến trúc xa hoa. Peter là mảnh tâm hồn hèn hạ và thối nát của con người. Anh ta luôn sống thứ sinh: đời sống được định nghĩa bởi người khác, hành động được hướng dẫn bởi ý chí của người khác. Peter chỉ có thể thấy mình khi nhìn vào trong mắt của những người khác, khi thấy được sự tung hô của đám đông dành cho mình. Và đau khổ thay, sự tung hô đó, sự ngưỡng mộ trong ánh mắt đó lại dành cho những tài năng mà anh ta cũng vay mượn từ người khác. Ngạo nghễ và hoang tưởng trên tiền tài danh vọng, Peter tự coi mình là vua, là cây đinh của mọi quần thể ưu tú, mà không biết rằng hắn chỉ là con kiến bị đàn vô tình dồn đẩy lên vị trí cao trong cuộc chén mồi man rợ. Để rồi, đến già tuổi đời làm việc và cống hiến, Peter mới nhận thấy sự trống rỗng bao trùm, và bắt đầu hành trình tìm kiếm linh hồn của mình bằng những nét cọ sau ngần ấy năm tuổi trẻ, ở cái thời điểm mà Howard Roark chua xót: “Đã trễ rồi, Peter, đã quá trễ!”.
Không ngu ngốc như Peter Keating, Ellsworth Toohey thật vĩ đại, nhưng vẫn ngu ngốc theo một cách vĩ đại. Ellsworth thấu rõ tâm can của quần chúng. Ông ta biết được tất cả lũ người đang chen chúc vô định nhưng lại rất hồ hởi đang cần gì: những con người vĩ đại bài xích cái tôi để dựa vào, những đức tin mơ hồ mông muội để làm theo; bởi họ không có một đức tin vào mình. Ellsworth là người vĩ đại. Ông thấu hiểu được quần chúng và làm cho quần chúng tin mình, nhưng Ellsworth không tin vào sự tỏa sáng của linh hồn cá nhân, đó là sự ngu dốt lớn nhất, là sai lầm lớn nhất của đời Ellsworth. Thay vì hướng quần chúng vào sự thánh thiện, Ellsworth làm cho họ bán đức tin của mình, chạy theo những giá trị phù phiếm, từ đó giành lấy quyền lực. Nhờ những hoa ngôn của Ellsworth, quần chúng điên cuồng tin vào văn học sáo rỗng của Lois Cook; tin vào đống rác rưởi trên sân khấu kịch nói của Ike; tin vào mớ xã luận ngu dốt của Lancelot Clokey. Nhờ đó Ellsworth có quyền lực, quyền lực của đức tin đặt nhầm chỗ. Nhưng kết lại, bản thân Ellsworth cũng là kẻ đánh mất linh hồn đáng thương.
Gail Wynand, nhà tài phiệt trong ngành truyền thông, có một nửa phần của Ellsworth Toohey, nửa phần kia là một con người giận dữ. Ông giận dữ vì sự lạc lõng của linh hồn mình. Gail không thể thấy bên mình một con người sáng suốt, một con người chưa bán đi phần nào của linh hồn. Và giận dữ hơn khi Gail biết rõ rằng đám đông người ngoài kia toàn là lũ sống thứ sinh như thế, chỉ biết sống bám vào sự tồn tại của người khác. Hầu hết cuộc đời mình, Gail sử dụng sự thấu hiểu đó để gom lấy tiền tài, danh tiếng và cả tai tiếng. Với tờ báo “Ngọn cờ New York”, Gail cho công chúng những gì họ muốn thấy: tình dục, tai tiếng, sự nhơ bẩn của xã hội … Một tờ báo bẩn thỉu và không có chính kiến đúng nghĩa, nhưng là tờ báo ăn khách nhất và mang lại nhiều tiền của nhất cho đế chế Gail Wynand. Và như “Ngọn cờ New York”, Gail đã phải chôn sâu cái tôi của mình để đi theo cái xô bồ của công chúng; ám ảnh đến mức ông đã xây một căn phòng ngủ tách hẳn với thế giới; và mỗi giây mỗi phút, Gail lại đau khổ rút bớt con người mình ra khỏi cuộc đời. Để trả thù, Gail ra tay tàn phá những con người có linh hồn, nhưng lại không xứng đáng với cái tôi, cái tài của chính họ; cho đến khi Gail gặp được Howard Roark.
Và cuối cùng là tượng đài về cái tôi của con người: Howard Roark. Anh là nhà kiến trúc sư liều lĩnh trong cả suy nghĩ và hành động. Gạt bỏ xu hướng kiến trúc Phục Hưng, Gothic ….cổ điển mà công chúng đang theo đuổi mù quáng; Howard đi theo tiếng gọi của lí trí để dựng nên những công trình ngạo nghễ mang dấu ấn của mình và mang trong nó khao khát của những người chủ nhân. Howard không màng dư luận, không màng những gì người ta nghĩ gì về mình, bởi anh biết anh có thể sống và tỏa sáng mà không cần sự tồn tại của người khác; anh không cần có ai đó thì anh mới định nghĩa được giá trị con người anh. Howard cực đoan, bạn sẽ nghĩ như vậy, và tôi cũng nghĩ vậy; bởi ta không thể tin được sự nguyên vẹn đến hoàn hảo như thế của một tâm hồn. Nhưng hãy nghe Howard Roark nêu lên tuyên ngôn của mình, cũng là cái chốt của “Suối Nguồn”
“Trong những thế kỷ qua, đã có những người đặt bước chân đầu tiên của họ trên những con đường mới; họ không được trang bị vũ khi gì ngoài tầm nhiên của riêng họ. Họ có mục đích khác nhau, nhưng tất cả đều có một số điều chung: bước chân của họ là bước chân đầu tiên, con đường của họ là con đường hoàn toàn mới, nhãn quan của họ không hề vay mượn, và phản ứng mà họ nhận được luôn là sự căm ghét.
Những nhà phát minh vĩ đại – những nhà tư tưởng, những nghệ sĩ, những nhà khoa học, những nhà sáng chế – đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ. Tất cả những ý tưởng mới và vĩ đại đều bị chống đối kịch liệt. Tất cả những phát minh mới và vĩ đại đều bị lên án. Động cơ máy đầu tiên bị coi là ngu xuẩn. Chiếc máy bay đầu tiên bị coi là không tưởng. Chiếc máy dệt đầu tiên đã bị coi là ác quỷ. Việc gây mê bị coi là tội lỗi. Nhưng những người đó, với tầm nhìn không vay mượn, vẫn tiếp tục tiến lên. Họ đã chiến đấu, họ đã đau khổ và họ đã phải trả giá.
Nhưng họ đã chiến thắng.”
Những ảnh hưởng từ tác phẩm suối nguồn
“Một tiểu thuyết tràn đầy sức sống và sự thú vị… mạnh mẽ, kịch tính, mãnh liệt và rành mạch từ đầu đến cuối… một tác phẩm tuyệt vời đáng để đọc.” – Saturday Review of Literature
“Bạn không thể đọc tác phẩm tuyệt vời này mà không liên tưởng đến một số tư tưởng cơ bản của thời đại chúng ta… Bạn sẽ nghĩ đến The Magic Mountain và The Master Builder khi bạn nghĩ đến The Fountainhead (Suối nguồn).” – New York Times
Bên cạnh đó Suối nguồn còn bao gồm nhiều bài học, mà ở đó, chúng ta nhận ra rằng chính mình cũng đã từng sai lầm, đã từng có những suy nghĩ, định kiến thứ sinh, tiêu cực, những bài học đó không bảo rằng ta nên sống tốt hơn, nên thay đổi bản thân theo một hình tượng nào đó mà từng câu, từng chữ khiến ta phải suy nghĩ, ray rứt. Nó giúp ta tìm lại những thói quen tích cực, những khả năng sáng tạo đã bị bỏ quên hay một phần do những suy nghĩ, hành động và môi trường sống đã vô tình hạn chế vùi lấp một phần giá trị thật sự của chính mình. Những nhân vật trong sách không còn đủ lòng tin vào xã hội đương thời, tồi tàn, nhiều tệ nạn nhưng họ vẫn không dừng lại, họ không hề chịu thua nó, họ vẫn sống với cái bản năng và đức tin từ chính con người họ. Vì tình yêu và sự đam mê là cái đích cuối cùng của cuộc sống, không có tình yêu, không có đam mê thì sự tồn tại của con người còn ý nghĩa gì nữa.
Đó là những điều làm tôi khâm phục và tâm đắc, ngay thời điểm đọc xong cuốn sách hay cho đến tận bây giờ, cái cảm giác hừng hực khó tả, động lực vô hình nhưng hiển hiện từ tất cả những gì cuốn sách muốn truyền tải lại cho người đọc nói chung là một dòng suối chảy siết, nhiều gấp khúc, nhiều dữ dội, thậm chí đôi lúc còn là sự cuồng loạn đến nghiệt ngã. Đó là cuốn sách giành cho những con người có trái tim quyết liệt, tham vọng, đam mê và cháy bỏng đến tận cùng vì họ luôn có niềm tin và tình yêu mãnh liệt đối với tất cả những gì thật sự quan trọng đối với họ cho dù sự tận cùng đó phải vật vã từ trong đau đớn tuyệt vọng và phải trả một cái giá không rẻ cho chính số phận và cuộc đời họ. “Nỗi đau chỉ có khả năng xuống đến một điểm nhất định”, đây là câu nói tôi thích nhất của Howard Roak – nhân vật chính trong truyện.
Hãy đọc Suối nguồn và suy ngẫm về bản thân, suy ngẫm về cuộc sống xung quanh… tôi hy vọng là mỗi người trong các bạn khi đã hòa mình vào dòng suối đó, sẽ cảm thấy không bị lạc lõng, không bị cô lập bởi những định kiến nhất định, những lề lối khuôn khổ được định sẵn nào, mà ngược lại, nó sẽ đưa bạn hòa vào dòng sông của tuổi trẻ, rồi chảy ra biển cả bao la rộng lớn nơi khởi nguồn của sự sống, của kiến thức, của sự sáng tạo nơi mà bạn sẽ tìm được giá trị chân chính trong tâm hồn, và bản chất con người để có định hướng cho bản thân cũng như thái độ của mình đối với cuộc sống nhầm hướng đến những điều tốt đẹp hơn trên con đường bạn đang đi… Vì đối với tôi “Tất cả các dòng sông đều chảy ra biển.”
Các tìm kiếm liên quan đến suối nguồn
suối nguồn pdf | bài học từ suối nguồn | đọc hiểu tiểu thuyết suối nguồn | suối nguồn sách cũ | trích tiểu thuyết suối nguồn | ý nghĩa của từ suối nguồn | suối nguồn ebook mobi | suối nguồn sachvui
Tác phẩm kinh điển “Đất vỡ hoang” – Mikhail Sholokhov
M. Solokhov là một trong những nhà văn lớn nhất của nền văn học Xô [...]
Những cuốn sách cũ Liên Xô hay, khó gặp
Sách cũ Liên Xô của Nhà xuất bản Cầu Vồng, Nhà xuất bản Tiến Bộ trước [...]
Th8
Văn học Nga – Xô Viết trong lòng đọc giả Việt Nam
Văn học Nga – Xô Viết đã để lại những dấu ấn đậm nét đối [...]
Th8
Văn học Liên Xô – những tác phẩm kinh điển
Văn học Liên Xô luôn để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn của [...]
Th8
Những tiểu thuyết Liên Xô hay và ý nghĩa
Tiểu thuyết Liên xô thời kỳ Chiến Tranh Vệ Quốc miêu tả chân thực bối [...]
Th8
Sách Liên Xô – truyện khoa học viễn tưởng hay nên đọc
Sách Liên Xô với đa dạng thể loại cung cấp rất nhiều thông tin để [...]
Th8
Ký gửi sách – Trao đổi sách cũ
Ký gửi sách- Nếu bạn có những cuốn sách hay và không còn đọc nó [...]
Th10
Truyện thiếu nhi Liên xô hay nên đọc
Truyện thiếu nhi Liên Xô cũ là những truyện mà học sinh chúng tôi không [...]
Th9