Số đỏ – bộ mặt nạ của xã hội phong kiến

Số đỏ

“Số đỏ” đứa con đáng tự hào của Vũ Trọng Phụng

Số đỏ là một tiểu thuyết văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 tháng 10 1936 và được in thành sách lần đầu vào năm 1938. Nhiều nhân vật và câu nói trong tác phẩm đã đi vào cuộc sống đời thường và tác phẩm đã được dựng thành kịch, phim. Nhân vật chính của Số đỏ là Xuân – biệt danh là Xuân Tóc đỏ, từ chỗ là một kẻ bị coi là hạ lưu, bỗng nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu Âu hóa của giới tiểu tư sản Hà Nội khi đó. Tác phẩm Số đỏ, cũng như các tác phẩm khác của Vũ Trọng Phụng đã từng bị cấm lưu hành tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm 1975 cũng như tại Việt Nam thống nhất cho đến năm 1986.

Mua sách tại đây!!!

“Số đỏ” làm cho người đọc cười theo nhiều kiểu.Cười vì cái hài hước trong văn phong của Vũ Trọng Phụng, cười cái sự tình nhố nhăng lộn xộn của nhà cụ cố Hồng, hay cũng là cười mỉa, cười thẳng mặt cái chế độ phong kiến thối tha, chạy theo cái danh và đồng tiền. Vũ Trọng Phụng đã khai thác nhiều khía cạnh bi hài của cuộc sống sau đó lồng ghép vào chuyện tạo ra những tràng cười lạ cho đến cười nhưng vẫn có chút nào đó buồn cho cụ cố Hồng vì chuyện của gia đình ông và cười xót xa cho số phận của ông vì cách mà con cháu của ông dành cho một cụ cố. Lạ lùng là từ chính xác nhất dành cho cái trào phúng trong tác phẩm này của nhà văn Vũ Trọng Phụng, tác phẩm đòi hỏi người đọc phải đọc và ngẫm mới thấy hết cái vị đắng đằng sau tiếng cười mà nhà văn muốn truyền tải. Góp phần thể hiện quan điểm khinh bỉ của tác giả về sự thối nát và đen tối của xã hội xưa.

Đối tượng mà nhà văn Vũ Trọng Phụng phê phán là tầng lớp tiểu tư sản xưa nhưng nhà văn khéo léo khi ông không đi vào đối tượng chính mà mượn ngay tên “lươn lẹo” nhưng lại có thói “trưởng giả học làm sang” để từ đó đào sâu vào phê phán lề thói của xã hội xưa và sự lố lăng của các nhân vật tiểu tư sản xưa để từ đó ông chuyển hướng nói về cái “trò đời” của những diễn viên đại tài ngay trong cuộc sống và ngay chính với những người thân của mình. “Số đỏ” kể về Xuân Tóc Đỏ mà số hắn cũng đỏ thật. Hắn đã trải qua tất cả các nghề như trèo me, thổi kèn, quảng cáo thuốc lậu, nhặt banh ở sân quần vợt. Nhưng “trò đời” lại xxảy ra khi sự lươn lẹo được lòng những giai cấp trong xã hội nên  hết lần này đến lần khác hắn được người ta trọng dụng, biết ơn,… vì mấy cái trò mèo của mình giúp con người đó thỏa mãn những nhu cầu cá nhân.

Các tình tiết trong câu chuyện được Vũ Trọng Phụng xây dựng hết sức tài tình, đưa các nhân vật vào những thế cờ hiểm, buộc họ phải im lặng để cho Xuân nhảy vào tầng lớp “thượng lưu” một cách dễ dàng, không gặp trở ngại gì để lên đến đỉnh cao của nghệ thuật châm biếm là khi Xuân thua trong trận quần vs vận động viên Thái Lan và trở thành “vị anh hùng cứu quốc”, được thưởng Bắc Đẩu bội tinh, xưng ta, gọi công chúng bằng “mi”. Tất cả những điều đó đều nhằm mục đích lột tả được cái sự thối nát, đồi bại, lai căng, nửa tây nửa ta của xã hội Việt Nam dưới ách cai trị của chế độ thực dân.
Số đỏ được coi là một kiệt tác của Vũ Trọng Phụng – bậc thầy của nghệ thuật trào phúng, châm biếm trong nền văn học Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám.

Cười trong nước mắt

“Số đỏ” bao gồm  hai mươi chương mô phỏng và vẽ lên một bức tranh tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời, đồng tiền và danh vọng đã làm băng hoại những giá trị đạo đức truyền thống của con người. Từ lúc bị bắt thì Xuân tóc đỏ được Bà Phó bão lãnh cho đến lúc bà ta cho hắn về làm ở tiệm may Âu hóa, từ đó hắn phát hiện ra nhiều bí mật của gia đình bà. Bằng những thủ đoạn xảo trá, sau này hắn trở nên nổi tiếng và còn được nhận Bắc Đẩu bội tinh. Xuân Tóc Đỏ là một tên mồ côi, cù bơ củ bất, được xã hội dung dưỡng tạo nên một tên ma cà bông, nằm ở tầng lớp thấp kém nhất của xã hội đương thời, nhờ gặp nhiều vận đỏ cùng với sự lươn lẹo của mình Xuân trở thành một người sống trong giới thượng lưu và tạo ra bao trò mèo trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Tác giả đã sử dụng sự trào phúng xen kẽ tính châm biếm qua cách hành văn của mình qua tính cách của mỗi nhân vật cho đến cách xây dựng các tình tiết trong truyện làm người đọc cảm thấy cười nhưng sau khi cười lại là sự đắng ngắt trước cách hành xử của những con người trong một gia đình, những người thân của họ là nạn nhân của những trò đời như thế này.

 

  • Bà Phó Đoan – mụ góa bụa thủ tiết hai đời chồng, với cái mong muốn nhất đời là tìm lại cảm giác được bị hiếp, mụ thèm bị hiếp và khát khao bị hiếp – một con người suy đồi đạo đức. Ấy vậy mà bà vẫn gật gù vì mình đã hư hỏng một cách khoa học.
  • Cô Hoàng Hôn xuất hiện một tí tị tì ti, cắm sừng cho chồng rồi đi khách sạn với bồ mà còn triết lý: “Có chồng thôi mà không có nhân tình? Thế là hèn, là xấu, là không có đức hạnh gì cả, không có thông minh nhan sắc gì cả, nên chẳng ma nào nó thèm chim!… Có ăn có chọi mới gọi là trâu chứ!”

Than ôi những người đàn bà đã trượt ra ngoài rìa nhân cách và đạo đức của phụ nữ truyền thống.

  • “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” – 1872 câu nói làm nên thương hiệu riêng của cụ cố Hồng – con trai cả của cụ tổ. Cái con người ấy đã tìm bác sĩ cho cha với tiêu chí “Ta chỉ cần một ông thầy thuốc làm bộ, hay cho đơn thuốc mạnh, hoặc là hay khệnh khạng, là đủ giết nổi cụ via nhà ta rồi”.

Con trai đã “báo hiếu” cha như vậy!

Nét biếm họa quá thần tình! Chấm phá nên một tâm hồn sa đọa, đạo lí suy đồi đến cùng cực.

  • Văn Minh, con trai của cụ cố Hồng, đi Tây du học 6-7 năm chẳng có mảnh bằng nào, về nước mở hiệu may với tôn chỉ cổ vũ phòng trào “Âu hóa” nhằm “phô ra những bộ phận kín đáo của phái đẹp”. Nào là bộ Chiếm lòng, Ngây thơ, Dậy thì, Nữ quyền, Kiên trinh, Lưỡng lự… Nào là cái áo “Ỡm ờ”, cái quần “Hãy chờ một chút”, áo lót “Hạnh phúc” và cả cái coócsê “Ngừng tay”…

Người đọc như thấy một cái tát rõ mạnh vào phái yếu, tiết hạnh của người phụ nữ bị đưa ra làm trò cười cho cả thiên hạ. Thế mà đám đàn bà trong xã hội ấy vẫn gật đầu lia lịa, để xin được “Âu hóa theo văn minh, ăn vận theo tiến bộ”.

“Hạnh phúc của một tang gia” – chương XV tiểu thuyết Số Đỏ đã được Bộ Giáo Dục đưa vào chương trình Ngữ Văn lớp 11, Vũ Trọng Phụng đã miêu tả bằng tất cả những nét hoạt kê, tạo nên tiếng cười đầy đắng chát về cái rởm của đám thượng lưu thành thị bị tha hóa. Một đám tang mà như lễ hội. Bởi bọn con cháu của cụ tổ Hồng đã đợi lâu quá rồi, đợi để cái tờ di chúc ấy đi vào giai đoạn thực hành chứ không phải là lý thuyết viễn vông nữa.

Các tìm kiếm liên quan đến số đỏ

tóm tắt số đỏ | số đỏ vũ trọng phụng pdf | nghe đọc truyện số đỏ | tóm tắt tiểu thuyết số đỏ bằng sơ đồ

Mua sách tại đây!!!

Trả lời