Chúa ruồi – Bản chất thật trong mỗi con người

chúa ruồi

Giới Thiệu chung

Mua sách tại đây!!!

Chúa ruồi (tên nguyên bản: Lord of the flies) – một tác phẩm văn học nổi tiếng của William Golding, nhà văn đạt giải Nobel văn chương 1983 đã đem đến cho người đọc một cái nhìn rất khác về văn học ở góc độ trần trụi, khô khốc khi nói về bản chất con người. Một cuốn sách kể về thiếu nhi dành cho người lớn, ắt hẳn phải cực kì sáng tạo. Vậy đâu là điểm để có thể nhắc đến cuốn sách là một tác phẩm nobel văn chương? Và liệu, nội dung của cuốn sách có liên quan gì đến cái tên đầy trừu tượng “Chúa ruồi” của nó?

Sir William Gerald Golding (19 tháng 9 năm 1911 – 19 tháng 6 năm 1993) là nhà văn, nhà thơ Anh đoạt giải Nobel Văn học năm 1983.

William Golding sinh ở Newquay, Cornwall, cha là giáo viên. Theo nguyện vọng của cha, sau khi tốt nghiệp trung học, Golding đã theo học Cao đẳng Brasenose, ngành khoa học tự nhiên. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn, ông đã chuyển sang khoa văn của Đại học Oxford để thực hiện ước mơ trở thành nhà văn từ năm lên bảy tuổi. Năm 1934, đang là sinh viên, ông đã xuất bản được tập thơ đầu tiên.

chúa ruồi 1

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ông gia nhập Hải quân Hoàng gia Anh, làm thuyền trưởng một tàu hỏa tiễn, tham gia nhiều trận đánh quan trọng, đồng thời tranh thủ thời gian rỗi nghiên cứu ngôn ngữ và văn học Hy Lạp. Sau chiến tranh ông trở lại với nghề dạy học và tiếp tục viết văn.

“Lord of the flies” (Chúa ruồi) là tiểu thuyết đầu tay của ông, xuất bản năm 1954 (dựng thành phim năm 1963). Ban đầu cuốn tiểu thuyết bị 21 nhà xuất bản từ chối, nhưng sau khi in, nó lại trở nên nổi tiếng ngay lập tức, bán được hơn hai mươi triệu bản ở Anh, Mỹ và được coi là kiệt tác của thế kỉ 20. Thành công của cuốn tiểu thuyết giúp Golding bỏ được nghề dạy học, dồn sức cho nghề viết văn từ năm 1961.

Tóm tắt tác phẩm

Câu chuyện bắt đầu khi chiếc máy bay chở hàng chục đứa trẻ đi sơ tán bị gặp nạn. Chúng may mắn sống sót, dạt vào một hoang đảo trên Thái Bình Dương. Tại đây chúng chia làm hai phe do Ralph và Jack làm thủ lĩnh, bắt đầu dấn thân vào cuộc chiến sinh tồn, bản năng dần được bóc lộ và cái khắc nghiệt của hoang dã khiến cuộc sinh tồn trở thành cơn ác mộng.

Mua sách tại đây!!!

Ban đầu, Ralph tìm được một cái vỏ ốc làm tù và để tập hợp bọn trẻ, Ralph được bầu làm thủ lĩnh. Với Ralph, điều quan trọng nhất là duy trì ngọn lửa để tàu thuyền đi ngang có thể thấy được và cứu bọn trẻ ra khỏi hoang đảo. Những đứa trẻ non nớt không phương hướng không biết làm gì ngoài tuân theo thủ lĩnh của chúng – hay nói đúng hơn là tuân theo điều có thể mang lại lợi ích cho chúng. Nhưng với những đứa trẻ con nhiều nhất cũng chỉ mười hai mười ba tuổi không thể tập trung làm bất cứ việc gì thì việc duy trì ngọn lửa để được cứu là quá xa vời, mà việc trước mắt là đi tìm đồ ăn là quan trọng hơn. Chúng không thể chịu đựng nổi những thứ trái cây nhạt nhẽo mà muốn săn những con lợn rừng hấp dẫn. Jack dẫn đầu nhóm này, nhận ra việc có thể kiếm được thịt tạo cho nó sự nể phục của những đứa trẻ khác. Bọn chúng ban đầu vẫn còn e dè nhưng rất nhanh sau đó đã trở thành những kẻ đi săn thực thụ, vẽ mặt kiểu thổ dân và sống ở hang đá. Jack được thỏa khát khao làm thủ lĩnh của mình, một thủ lĩnh có thể khiến những người còn lại e dè sợ sệt. Jack và nhóm của nó đã từ bỏ quyền con người của mình để sống như mọi rợ thời tiền sử. Chúng đã sớm từ bỏ hy vọng được cứu, chấp nhận sống ở đảo hoang để thỏa mãn cái cảm giác lần đầu tiên được làm chủ một cái gì đó, tự do sống theo ý thích, khi đói thì vào rừng đi săn, khi buồn chán thì chơi trò săn bắt giả. Ở hoang đảo, chúng không cần bận tâm đến những thứ quy tắc, luật lệ mà người lớn đặt ra, không chịu bị quản thúc hay ngăn cấm, chúng sống theo cách bản năng hoang sơ nhất của loài vật. Chúng có sức mạnh, chúng có số đông, chúng nhanh chóng tỏ ra là những kẻ thống trị hoang đảo. Chúng thống trị bằng những cây lao nhọn, những cú đâm không khoan nhượng, những cú chém mạnh mẽ vào những con heo rừng. Nhóm của Jack lấn át nhóm của Ralph bởi chúng biết kiếm đồ ăn, có vũ khí, có số đông, dần dần khiến cặp sinh đôi của nhóm Ralph phải quy phục, và thẳng tay giết những kẻ chống đối. Những con người hiện đại từ bỏ phần NGƯỜI của mình để trở về phần CON, ăn rồi ngủ rồi lại ăn rồi hạ hết những kẻ ngáng đường, thế thì có khác gì những con heo rừng đầy rẫy trên đảo? Cuộc sống hoang dã của thiên nhiên đã tách rời bọn trẻ khỏi cuộc sống văn minh, nhưng chính bọn chúng đã chọn từ bỏ nền văn minh con người của mình.
   Ban đầu chỉ là nhu cầu thức ăn, bọn trẻ buộc phải giết những con lợn rừng. Nhưng giết với thái độ vui sướng và chiếm lĩnh, chúng dần xem đó là việc nghiễm nhiên, là việc chứng tỏ uy quyền làm chủ thiên nhiên của con người. Chúng dùng sức mạnh để khắc chế thứ yếu hơn, ra tay không khoan nhượng để đạt được mục đích. Dần dần, ngay cả việc giết người cũng không làm chúng chùng tay. Với chúng, việc kết thúc sinh mạng của ai đó cũng chỉ đơn giản như giết một con lợn rừng. Chúng có sức mạnh và số đông trong tay, cũng không phải bị trừng phạt hay trả giá, thì có điều gì ngăn cản chúng không làm đâu.
   Chúa Ruồi đã xuất hiện từ đó, hiện thân là cái đầu heo cắm trên cái cọc bị ruồi vây kín. Thực ra nó không tự sinh ra cũng không tự mất đi, mà nó có cơ hội xuất hiện hay không. Chúa Ruồi có sẵn trong mỗi con người, trong con người luôn có phần ác và phần thiện. Nhưng luật pháp, quy tắc, áp lực của xã hội đã phần nào khắc chế phần ác: không giết người, không ích kỷ, không cướp giật… Nhưng khi pháp luật không còn, cái ác có cơ hội được bộc lộ. Đứng trước hoàn cảnh gian khổ khó khăn, một là khiến con người mạnh mẽ và bản lĩnh hơn, hai là tuột dốc hoàn toàn đánh mất chính bản thân mình. Không có bất cứ giới hạn nào, liệu con người có thể tuột dốc đến đâu? Điều khủng khiếp nhất của con người chính là từ bỏ quyền làm người của mình.
chúa ruồi 2

Ý kiến của độc giả về tác phẩm

“câu truyện bắt đầu một cách nhẹ nhàng, tươi tắn, một không gian không có người lớn, không phải lo nghĩ, tham hồ vui tươi là thứ mà đứa trẻ nào cũng mong muốn. Nhưng dần dần khi những lề luật biến mất, việc cư xử biến mất thay vào đó là sự nuông chiều thân xác làm cho mọi thứ tệ đi, những đứa trẻ dần trở thành “mọi rợ” và thích thú với việc chuyển mình đó mà không phải đắn đó suy nghĩ. Việc chuyển mình cứ từ từ chầm chậm đầu tiên chỉ đơn giản là vẽ mặt, nhảy múa, đốt lửa nhưng từ từ nó phát triển lên việc giết người mà không một chút ân hận.
Chúa Ruồi mặc dù kết chuyện có hậu nhưng nội dung làm cho người ta suy ngẫm liệu có phải bản chất của còn người là độc ác, mọi rợ.”

“Chúa ruồi là một tác phẩm đã khiến tôi dẹp bỏ định kiến đối với những tác phẩm kinh điển. Bởi cái triết lý về sống còn dường như còn quá rõ ràng để có thể được gọi là quá cũ, để có thể bị lãng quên vào thời gian. William Golding khéo léo cho một câu truyện rùng rợn (hay nói đúng hơn là một tấn bi kịch) thành một vở kịch giữa những cậu bé nhí nhố, chưa biết gì về sự đời. Tôi chợt nghĩ về bản thân mình, về cuộc sống xung quanh. Bởi có lẽ, đâu đó trên con đường đời, tôi cũng đã đâm chết, cũng đã giẫm nát một ai đó. Thật ớn lạnh xương sống!”

Các tìm kiếm liên quan đến chúa ruồi

chúa ruồi pdf

đọc tiểu thuyết chúa ruồi

phim chúa ruồi 1990

cảm nhận về tác phẩm chúa ruồi

xem phim chúa ruồi vietsub

ý nghĩa chúa ruồi

william golding

 

Trả lời