“Mắt biếc” là một tác phẩm về tình yêu của Nguyễn Nhật Ánh. Câu chuyện được nhiều người bình chọn là hay nhất của nhà văn này. Câu chuyện này đã được dịch sang tiếng Nhật và được giới thiệu rộng rãi tại Nhật Bản. “Mắt biếc” kể về một tình cảm trong sáng, nhưng lại có một cái kết rất buồn. Một câu chuyện buồn bã nhưng đầy chất thơ. Người đọc sẽ bắt gặp lại hình ảnh của mình trong những năm tháng học trò ngày xưa, hồn nhiên, trong sáng và yêu say đắm một người…
Thông tin cơ bản truyện “Mắt Biếc”
- Thể loại: Tiểu thuyết tình cảm
- Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
- Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Trẻ
“Mắt biếc” khiến cho độc giả muốn thích một ai đó, muốn yêu một ai đó. Yêu thích thật nhiều, thật sâu và vô tư lự. Thích với tất cả tấm lòng đang nở đầy hoa trái. Thích như những lần đầu tiên, chân thành và nồng nhiệt. Đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh luôn có những ấn tượng sâu đậm về những mối tình hồn hậu, trong sáng và in đậm dấu ấn trong nhân vật chính. Nhân vật trong câu chuyện của Nguyễn Nhật Ánh đều là những người lớn nhưng có tâm hồn trẻ dại, luôn có cái gì đó hiền hiền và buồn buồn một cách khó tả. Trên tất cả, cái cách mà Nguyễn Nhật Ánh viết về những cảm xúc mang tên “lần đầu tiên” ấy đều khiến người đọc mê đắm, thích thú.
Tóm tắt truyện Mắt biếc.
“Mắt Biếc” là câu chuyện tình yêu dài của Ngạn từ những năm tháng anh còn ở tuổi học trò ngây ngô cho đến khi anh trưởng thành và đã là một người đàn ông 30 tuổi. Ngạn yêu sâu sắc, yêu chân thành và yêu tha thiết một cô gái tên Hà Lan. Anh dành trọn vẹn trái tim, dành cả tuổi trẻ của mình cho Hà Lan – cô gái có đôi mắt trong veo như ánh trăng tròn. Là Mắt Biếc của riêng anh và là cô gái hoàn hảo nhất trong trái tim của Ngạn. Những khổ đau, những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi của Ngạn đều xoay quanh đôi mắt biếc ấy. Nhưng số phận không để anh được hạnh phúc bên Hà Lan, mà lại cho anh là một kẻ ngoài cuộc trong tình yêu của Hà Lan. Anh rất đau đớn khi thấy Hà Lan thay đổi. Anh cố níu giữ hình ảnh đôi Mắt Biếc trong những kỷ niệm ngày xưa. Nhưng tất cả đều vô nghĩa khi trong cuộc đời này, tình yêu mãnh liệt kéo dài 20 năm của Ngạn sẽ chẳng bao giờ được Hà Lan đáp lại.
Tình yêu và tâm hồn của những kẻ đang yêu!
Cuốn sách kể về cuộc đời của Ngạn – nhân vật chính của cuốn sách. Tuổi thơ của Ngạn và Hà Lan là chuỗi những kỉ niệm đẹp ở làng, bên đồi sim, đánh trống trường, những chiều hoàng hôn trên đồng cỏ, giàn thiên lí và ánh trăng vàng… và là những câu nói ngô nghê đáng yêu cực kì của hai đứa trẻ. Cứ tưởng rằng câu chuyện sẽ tiếp tục da diết nhẹ nhàng, bởi lẽ tình yêu đã nảy sinh dần dần trong Ngạn bắt nguồn từ tình bạn đẹp như mơ của Ngạn và Hà Lan, một đôi thanh mai trúc mã tưởng chừng rồi sẽ có kết quả tốt đẹp, ăm ắp, đủ đầy, chứa chan tình cảm. Thế nhưng không, đến khi lớn hơn một chút, cả hai cùng ra thành phố học tập, trong khi tấm lòng của Ngạn vẫn chỉ duy nhất hướng về Hà Lan, thì cô bạn lại không cưỡng lại được trước những cám dỗ của thành thị xa hoa.
Và rồi, cô ngã vào vòng tay của Dũng – một gã thanh niên nhà giàu, sành điệu, giỏi võ những lại thiếu đứng đắn, một kẻ chuộng tự do, luôn nuông chiều bản thân – đã làm cho Ngạn vô cùng đau lòng, chính bởi vì điều Ngạn mong muốn nhất bấy giờ không gì khác ngoài việc Hà Lan được hạnh phúc. Anh lại càng đau lòng hơn bởi vì mỗi khi Dũng làm Hà Lan đau lòng thì cô lại tìm đến anh, một cách tự nhiên, anh trở thành điểm tựa, nơi trút bầu tâm sự của cô bạn. Và đỉnh điểm của nỗi đau chính là Hà Lan mang thai với Dũng, nhưng bị hắn ruồng bỏ. Cô đành gửi con về cho bà ngoại chăm sóc và đặt tên là Trà Long. Tuy hiểu rõ tình yêu của Ngạn dành cho mình, Hà Lan vẫn không đáp lại vì cô hiểu rõ mình phải làm gì, Hà Lan lặng lẽ và sâu sắc hơn bất cứ người con gái nào khác. Còn gì đau lòng hơn khi ta yêu nhưng chẳng được yêu, Ngạn – một chàng trai si tình, dốc hết lòng để thương người con gái, thương đôi mắt biếc thân quen. Ta như nghẹn ứ, như thắt lại bởi cái tình của anh dành cho Hà Lan, những bản tình ca viết cho cô, những giấc mơ và còn cả bao lời anh muốn nói. Một tình yêu rộng lượng đến nỗi không cần đền đáp, anh thương cô, thương đến đau lòng, thương bất kể cô không thương anh, hay cô thương anh nhưng không thể nắm tay anh, ta cũng không rõ nữa. Chỉ biết rằng, đọc đến đây là ta đã nghe được tiếng nấc của anh, của Hà Lan và của bao người đang yêu. Chi tiết Hà Lan không chấp nhận Ngạn chính là điểm sáng của bài. Hà Lan không chấp nhận anh một phần nào đó cũng khiến cho cô đẹp hơn, đẹp hơn bao giờ hết, một cô gái có lòng tự tôn, một cô gái sâu thẳm, biêng biếc hệt như chính đôi mắt của cô vậy, cô chọn không nắm tay Ngạn chính là bởi vì cô đã nghĩ mình không còn xứng đáng với Ngạn nữa rồi. Hay chính tình yêu của Ngạn đã quá lớn, quá rộng lượng khiến người ta phải e dè, đau đáu mà suy tư? Hà Lan khiến độc giả tôn trọng, yêu nhiều hơn là giận…
Một cái kết khắc khoải, nao lòng!
Suốt bao nhiêu năm, Ngạn giận có giận, trách có trách nhưng chưa một lần nào anh hết thương Hà Lan. Cuối cùng Ngạn chọn ra đi, bỏ lại Trà Long và làng quê. Bỏ lại cả Hà Lan và đôi mắt biếc.
Một nỗi buồn chơi vơi, mơ hồ, sự thấu hiểu và cảm thông của người đọc với nỗi lòng của Ngạn. Cuộc đời của anh dành để yêu và ôm lấy nỗi đau. Đến cuối cùng cũng dốc hết lòng mà giữ trọn một nắm tình con dành cho Hà Lan, dành cho Mắt Biếc.
Những triết lí tình yêu sâu sắc!
Triết lý đầu tiên, đó là bản chất của tình yêu là hy vọng. Nhiều khi trước một sự thật mười mươi người ta vẫn cố tìm cách giải thích theo hướng ít bi quan nhất. Trong truyện, khi Ngạn thất tình vì Hà Lan đi chơi với người khác, anh vẫn cố lý giải rằng người ta đi chơi với nhau chưa chắc đã là yêu nhau. Rằng: “Tôi buồn, dĩ nhiên. Nhưng đốm lửa hi vọng trong tôi chưa tắt hẳn. Nó vẫn cháy dù là leo lét, bản chất của tình yêu là hi vọng. Nhiều khi trước một sự thật phũ phàng đã rõ mười mươi người ta vẫn tìm cách giải thích theo chiều hướng ít bi quan nhất.”
Một triết lý khác đó là khi ta yêu một ai đó, ta không thể bắt họ phải yêu ta như cách ta yêu họ, ta không thể bắt họ phải có quan điểm giống ta. Ngạn nói rằng mỗi người có quyền lựa chọn con đường riêng của mình, rằng Ngạn không thể bắt Hà Lan giống Ngạn, ko bắt Hà Lan phải gắn bó lòng mình với những kỷ niệm thơ ấu như Ngạn đối với Hà Lan.
Ngạn ra đi cũng chính là kết thúc câu chuyện. Đó là một kết thúc mở Ngạn chạy trốn thực tại nhưng cũng là để đi tìm lối thoát. Nhưng nỗi buồn cám cảnh về mối tình đơn phương của chàng trai ngốc nghếch ấy vẫn là nỗi canh cánh trong lòng độc giả.
Ai về qua chỗ người thương
Đứng giùm tôi
Trước cổng trường ngày xưa
Ướt giùm tôi
Chút trời mưa
Để nghe trên tóc
Hương vừa bay đi…
Tác phẩm kinh điển “Đất vỡ hoang” – Mikhail Sholokhov
M. Solokhov là một trong những nhà văn lớn nhất của nền văn học Xô [...]
Những cuốn sách cũ Liên Xô hay, khó gặp
Sách cũ Liên Xô của Nhà xuất bản Cầu Vồng, Nhà xuất bản Tiến Bộ trước [...]
Th8
Văn học Nga – Xô Viết trong lòng đọc giả Việt Nam
Văn học Nga – Xô Viết đã để lại những dấu ấn đậm nét đối [...]
Th8
Văn học Liên Xô – những tác phẩm kinh điển
Văn học Liên Xô luôn để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn của [...]
Th8
Những tiểu thuyết Liên Xô hay và ý nghĩa
Tiểu thuyết Liên xô thời kỳ Chiến Tranh Vệ Quốc miêu tả chân thực bối [...]
Th8
Sách Liên Xô – truyện khoa học viễn tưởng hay nên đọc
Sách Liên Xô với đa dạng thể loại cung cấp rất nhiều thông tin để [...]
Th8
Ký gửi sách – Trao đổi sách cũ
Ký gửi sách- Nếu bạn có những cuốn sách hay và không còn đọc nó [...]
Th10
Truyện thiếu nhi Liên xô hay nên đọc
Truyện thiếu nhi Liên Xô cũ là những truyện mà học sinh chúng tôi không [...]
Th9