Văn học Nga – Xô Viết trong lòng đọc giả Việt Nam

NEW SOVIET STORY

Văn học Nga – Xô Viết đã để lại những dấu ấn đậm nét đối với bao người dân Việt Nam lúc bấy giờ về một nền văn học thấm đẫm tinh thần nhân văn cao cả.

Văn học Nga – Xô Viết với những dấu ấn với người dân Việt Nam

Dù còn nhiều khó khăn, nhưng vào thời điểm đó, mỗi khi có đợt sách từ Liên Xô (cũ) đưa về thì cửa hàng sách luôn đông nghịt người xếp hàng đợi mua, nhất là những tác phẩm văn học Nga Xô viết. Chưa nói về nội dung, chỉ nhìn về hình thức, các cuốn sách bao giờ cũng rất bắt mắt, bìa cứng, giấy trắng tinh, chữ nghĩa rõ ràng, kèm theo một dây lụa màu đỏ dùng để đánh dấu trang. Hầu như cuốn sách nào ngay trang đầu tiên luôn có dòng chữ: Bản dịch tiếng Việt, Nhà xuất bản Cầu Vồng, in tại Liên Xô. Phải nói rằng, đây là thương hiệu nổi tiếng, khẳng định giá trị của những cuốn sách, tác phẩm văn học Nga xuất bản tại Liên Xô lúc bấy giờ đối với người Việt Nam. Sách in đẹp, trang nhã, nhưng có lẽ là do có sự hỗ trợ, nên giá bán rất rẻ, tưởng như cho không, giúp độc giả Việt Nam có dịp tiếp cận với nền văn học Nga Xô viết.

Nhiều người yêu sách chắc hẳn trong trí nhớ của mình vẫn còn lưu lại bao nhiêu tác phẩm văn học Nga Xô viết nổi tiếng như: Chiến tranh và hòa bình (L.Tolstoy); Những đốm lửa (Korolenko); Chuyện sông Đông, Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoang, Số phận một con người, Họ chiến đấu vì Tổ quốc (M.Solokhov); Xibiri (G.Markôp); Không chốn nương thân (I.Avigiux); Người mẹ (M.Gorki); Thép đã tôi thế đấy (Ostrovski); Truyện một người chân chính, Những người Xô viết chúng ta (B. Polevoi); Daghestan của tôi (R.Gamzatov); Bến bờ (I. Bondarev); Trên mảnh đất người đời (K.Ivanov); Và nơi đây bình minh yên tĩnh (Vaxiliev); Bài ca núi Anpơ (V.Bưkov)…

Qua những tác phẩm, văn học Nga Xô viết đã khắc họa đậm nét nhiều sự kiện lịch sử nổi bật của đất nước Liên Xô từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Đó là cuộc nội chiến khốc liệt khi đất nước Nga Xô viết còn non trẻ, với bao thế lực thù trong giặc ngoài; công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, với sự đấu tranh quyết liệt giữa cái cũ, lạc hậu và cái mới trong tiến trình xây dựng nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới; cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, với hình ảnh những chiến sĩ Hồng quân bằng tinh thần thép cùng với các tầng lớp nhân dân đã ngoan cường, anh dũng chiến đấu và chiến thắng phát xít Đức, giải phóng thế giới khỏi họa phát xít trong thế chiến thứ hai…

Các Tác phẩm Văn học Nga – Xô Viết tiêu biểu

Văn học Nga – Xô Viết, Tác phẩm Người mẹ (M.Gorki)

Bàn về tác phẩm thì có lẽ bất kì ai yêu văn học Nga sẽ không thể bỏ qua các phẩm của Macxim Gorki. Giống như Nam Cao của Việt Nam, các tác phẩm của Gorki rất dễ đọc, viết về quần chúng nhân dân rất chân thực, gần gũi.

Văn học Nga Xô Viết - Người mẹ

Tác phẩm “Người mẹ” vẽ ra trước mắt chúng ta bức tranh rộng lớn của xã hội Nga những nǎm đầu thế kỷ XX với cái quá khứ nặng nề trong đời sống của vợ chồng các công nhân Mi-khai-in, với hiện tại đấu tranh gian khổ và anh dũng của mẹ con anh công nhân Paven.

Đồng thời cuốn tiểu thuyết còn thấm sâu cảm giác về thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy mà mặc dù “Người mẹ” kết thúc bằng cảnh Người mẹ bị bắt song truyện vẫn làm người đọc lạc quan, tin tưởng ở ngày mai.

Daghestan của tôi (R.Gamzatov)

Dagestan của tôi là một tác phẩm sách viết bằng tiếng Avar của nhà thơ người Dagestan thuộc Liên Xô Rasul Gamzatov. Lần đầu tiên tác phẩm được dịch sang tiếng Nga bởi Vladimir Soloukhin. “Dagestan của tôi” được tái bản nhiều lần và được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới. Cuốn sách này là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của văn học Dagestan.

“Dagestan của tôi” là nguyên bản và rất đặc sắc. Tác phẩm được viết bằng văn xuôi, nhưng chen vào đó là nhiều bài thơ. Chất thơ trong cuốn sách không chỉ nằm ở những đoạn thơ, mà còn trong những câu văn xuôi: từ ngữ của Rasul Gamzatov rất giàu hình ảnh và có sức biểu cảm sống động. Trong tác phẩm “Dagestan của tôi”, tác giả dựa vào truyền thống dân tộc của văn học Dagestan, đồng thời sử dụng kinh nghiệm của ông trong lĩnh vực văn học hư cấu. Rasul Gamzatov liên tục nhắc tới văn học dân gian, ông đưa vào tác phẩm rất nhiều câu tục ngữ, cách ngôn, truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn.

Văn học Nga Xô Viết

Kể về cuốn sách không hề dễ, bởi nó không phải là tiểu thuyết, tùy bút hay tư liệu, nó cũng chẳng có cốt truyện hay mạch tư duy nào hết. Đơn giản chỉ là những mẩu chuyện nhỏ được viết cạnh nhau, nói về phong tục, lối sống, tình cảm của đất nước Đaghextan. Đôi khi là bài học cho mỗi người về cách ứng xử với nhau trong cuộc sống. Thỉnh thoảng lại là một câu chuyện phiếm. Nói theo cách của dân tộc Avar, tác phẩm như một con chim bay trên bầu trời và từ trên cao thấy rõ như trong lòng bàn tay, những núi non, khe vực thân thuộc, những làng mạc và phố phường, những nhà cửa và chợ búa, những con chim ưng và những con dê, niềm vui và nỗi lo lắng, quá khứ và, có lẽ, cả tương lai.

Tác phẩm được viết với lối viết rất tự do, đậm sắc trữ tình, khá hài hước, và một chút láu lỉnh. Nó không khiến bạn phải dành nhiều thời gian để đọc theo kiểu ngấu nghiến, không phải là cung cấp những tư liệu khô khan, nhưng cũng chẳng phải là một câu chuyện gay cấn hấp dẫn. Mỗi lần cầm sách lên, bạn có thể chỉ đọc một mẩu nhỏ dài khoảng vài dòng mà không thấy bứt rứt vì không thể đọc tiếp. Nhưng bạn cũng có thể đọc hết cả nửa cuốn một lúc mà không thấy nhàm chán.

“Đaghextan của tôi” viết về một đất nước xa lạ nhưng lại thật thân quen. Tôi tìm thấy chính mình trong Raxun, tuổi trẻ của tác giả đôi khi ngốc nghếch, đôi khi sai lầm, nhưng cũng tràn đầy nhiệt huyết và tình yêu. Tôi nhận ra hình bóng những người xung quanh trong người dân Đaghextan. Những người mẹ dành hết tình yêu cho con, những cụ già đầy triết lý, con trẻ hồn nhiên và tinh nghịch. Có lúc tôi lại thấy thấp thoáng lời dạy bảo của bố trong câu chuyện của Gamzat Xadaz hay Abutalip, thấy hình ảnh của anh bộ đội cụ Hồ trong Samin. Và dường như, dù ở Viêt Nam hay ở Đaghextan, hay ở bất kỳ đất nước nào khác, tình yêu thương con người, lòng yêu nước luôn luôn hiện hữu.

Và nơi đây bình minh yên tĩnh (Vaxiliev)

Và nơi đây bình minh yên tĩnh (tiếng Nga: А зори здесь тихие) là một tiểu thuyết Liên Xô của nhà văn Boris Vasilyev được xuất bản lần đầu năm 1969. Lấy bối cảnh Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của Liên Xô, tác phẩm nói về cuộc chiến đấu ở hậu phương của một nhóm pháo thủ nữ Hồng quân nhằm ngăn cản âm mưu phá hoại của một tiểu đội lính dù Đức Quốc xã. Khi được tạp chí Thanh niên xuất bản vào năm 1969, tiểu thuyết đã ngay lập tức được độc giả đón nhận và trở thành một trong những tác phẩm văn học về đề tài chiến tranh nổi bật nhất thập niên 1960 và 1970 ở Liên Xô. Cùng với Tên anh không có trong danh sách, đây được coi là tiểu thuyết ngắn xuất sắc nhất của Boris Vasilyev nói về Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Bản dịch tiếng Việt của tiểu thuyết này được Nhà xuất bản Cầu vồng in chung cùng Tên anh chưa có trong danh sách với dịch giả Lê Đức Mẫn.

Văn học Nga Xô Viết

Câu chuyện xảy ra vào tháng 5 năm 1942, những năm tháng Hồng quân Liên Xô ra sức chống trả mãnh liệt lại quân phát xít Đức để giành giật từng mảnh đất, từng con đường nơi chúng chiếm đóng.

Đức ném bom trên kênh đào và nhiều con đường vào Lê-nin-grát, trong đó có cả khu trạm tránh tàu số 171.  Nơi đây tàu không còn ghé trạm;  nhà cửa vắng vẻ nhưng may thay vẫn còn thấy bóng dáng con người.

Phần lớn những người dân ở lại này đều là phụ nữ và người già yếu. Viên chỉ huy trạm 171 là chuẩn úy Phêđô Epgraphôvích Vaxkốp, một người to cao, ít nói, tính tình cau có nhưng đầy tinh thần trách nhiệm. Cuộc sống thời chiến khá phức tạp nhưng Vaxkốp hết sức giữ nguyên tắc trong điều hành, xử lý mọi tình huống, kể cả chuyện bị phụ nữ… quyến rũ!

Điều bất ngờ nhất, khi anh xin cấp trên chi viện thêm quân thì nhận ngay được hai tiểu đội đến hỗ trợ. Hóa ra họ là một đội pháo binh nữ. Quá khó xử! Đội nữ pháo thủ mỗi người một hoàn cảnh, một tính cách và nếu nhìn kỹ, trong đội có không ít cô gái xinh xắn: trung sĩ Kirianôva nhỏ nhắn, nghiêm túc, Ephênina có khuôn mặt ưa nhìn, thích đỏm dáng, hạ sĩ Rita thâm trầm nhưng khá nhanh nhẹn…

Rita là cô gái yêu sớm và đã lập gia đình với trung úy Ôxianin. Chồng cô hy sinh ở biên giới. Rita tiếp tục lên đường chiến đấu sau khi để Albert, cậu con trai 2 tuổi cho người mẹ già nuôi hộ. Một buổi sáng sớm lén về nhà thăm con trai, Rita phát hiện 2 tên lính Đức đang đột nhập vào làng. Cô báo tin cho chuẩn úy Vaxkốp biết tin.

Cả đội pháo thủ sẵn sàng chiến đấu. Trong cuộc chống trả quyết liệt với địch, Rita bị thương nặng và cô quyết định tự sát vì không muốn đồng đội bị vướng víu. Bọn lính Đức bị tiêu diệt gọn,  nhưng các cô gái của đội nữ pháo thủ đều hy sinh. Họ không kịp nhận chiến công…

Văn học Nga thế kỷ 19
Tác phẩm văn học Nga trong nhà trường
Văn học Nga the kỷ 20
Văn học Nga có đại
Các tác phẩm văn học Nga
Văn học Nga PDF
Vì sao văn học Nga có ảnh hưởng lớn đến văn học thế

Trả lời