“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
Ngồi im trong gió nghe đêm rớt
Chợt thấy hoa vàng trên cỏ xanh.”
Ta bắt gặp trong Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh một thế giới đấy bất ngờ và thi vị non trẻ với những suy ngẫm giản dị thôi nhưng gần gũi đến lạ. Câu chuyện của Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh có chút này chút kia, để ai soi vào cũng thấy mình trong đó, kiểu như lá thư tình đầu đời của cu Thiều chẳng hạn… ngây ngô và khờ khạo.
Nhưng Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh hình như không còn trong trẻo, thuần khiết trọn vẹn của một thế giới tuổi thơ nữa. Cuốn sách nhỏ nhắn vẫn hồn hậu, dí dỏm, ngọt ngào nhưng lại phảng phất nỗi buồn, về một người cha bệnh tật trốn nhà vì không muốn làm khổ vợ con, về một người cha khác giả làm vua bởi đứa con tâm thầm của ông luôn nghĩ mình là công chúa,… Những bài học về luân lý, về tình người trở đi trở lại trong day dứt và tiếc nuối.
Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh lắng đọng nhẹ nhàng trong tâm tưởng để rồi ai đã lỡ đọc rồi mà muốn quên đi thì thật khó.
Tóm tắt truyện
“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đúng là một vé để bạn đọc được trở về tuổi thơ. Cùng lũ trẻ trong xóm, ngày ngày rủ nhau chơi các trò chơi mà chỉ có trẻ con thôn quê mới có được. Những câu chuyện nhỏ gần gũi, những tình cảm ấm áp mà những đứa trẻ dành cho nhau khi mới chỉ chớm biết cái thứ tình cảm khác với tình bạn bè.
Truyện kể về em Tường rất thương anh Thiều. Mà vì thương anh nên rất hay chịu đòn thay anh. Vì anh mình mà đánh nhau với đứa dám bắt nạt anh mình. Vì thương anh mà bị đánh vô cớ đến độ nằm liệt giường rất lâu mà không chút trách móc anh.
Cuốn sách nói về những cô bé mang lại những cảm xúc đặc biệt cho Thiều. Thứ tình cảm ngây ngô, nhẹ nhàng, hồn nhiên, ngờ nghệch. Mà đôi khi khiến Thiều không thể kiểm soát được cảm xúc của chính mình.
Tác phẩm khiến người đọc thêm thương hơn cô bé Mận. Sóng gió bất chợt ùa đến mái nhà Mận, khiến cô bé bơ vơ. Và rồi cũng chính anh em Thiều đã mang đến cho cô bé những niềm vui bình dị. Làm lấp đầy khoảng trống, mất mát, chơi vơi trong trái tim bé nhỏ khi mẹ cô bé bị giam, bố em thì mất tích. Thương Mận trong cái đêm Thiều sang trông nhà giúp Mận. Mận ôm Thiều rất chặt trong khi ngủ, với những giọt nước mắt chưa kịp khô. Cảm giác khi ấy Mận chẳng còn ai bên cạnh. Trừ người bạn mà cô bé thích chơi cùng từ rất lâu, mà chưa dám ngỏ lời.
Truyện xoay quanh nhân vật Thiều. Người xâu chuỗi những câu chuyện rời rạc thành một câu chuyện của tuổi thơ. Có những lúc thật thương cậu, nhưng cũng có khi thật trách cậu. Thương Thiều khi có tình cảm với Mận, nhưng chỉ im lặng và nhìn Mận với Tường một cách đố kị. Còn cảm xúc của bản thân lại giấu kín trong lòng. Trách Thiều có những trò nghịch dại dột với em trai mình. Nhưng như thế mới là trẻ con, như vậy mới có kỉ niệm để nhớ về nhau.
Tác giả viết lại những câu chuyện giữa “thằng Tường” và “con Nhi” về “phò mã” và “công chúa” để lại nhiều ấn tượng. Chính Nhi đã giúp Tường khỏi bệnh. Và chính Tường cũng đã mang Nhi trở về sau ba năm bị tâm thần. Đây là cái kết thật đẹp cho một câu chuyện dài, cho một tuổi thơ bị đánh mất của Nhi. Rồi có những đứa trẻ khác : thằng Sơn, thằng Dưa, thằng Ghế hay ông Năm Ve, ông Tư Cang, ông Xung, ông Tam Tàng, ba Thiều, mẹ Thiều…đã mang tới cho câu chuyện thêm nhiều màu sắc, cô đọng hơn, thật hơn.
Khi những câu chuyện đời thường được viết nên thành truyện
Khác hoàn toàn so với những cây bút trẻ hiện nay, bác Nguyễn Nhật Ánh miêu tả tình cảm học trò theo cách riêng của thế hệ trước. Tình anh em, có lẽ là một phần không thể thiếu trong câu chuyện. Cũng như tình cảm học trò, tình anh em ở đây rất nhẹ nhàng, nhưng mỗi chi tiết lại làm cho người đọc đều thấy day dứt. Tình thương của anh dành cho em, của em dành cho anh sâu đậm, mà cũng rất trẻ con và ngây thơ. Đây là câu chuyện được viết ra rất đời thường nhưng lại vô cùng sâu sắc.
Tất cả những tình tiết được tác giả Nguyễn Nhật Ánh viết lên bằng những ngôn ngữ giản dị, gần gũi với trẻ thơ, nhưng đã tạo nên tính gây nghiện cho chính tác phẩm của mình. Mỗi câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị lại chạm đến bao trái tim của người đọc. Từng câu từng chữ trong câu chuyện đều có sức hút kì lạ, tất cả những hình ảnh cuộc sống bình dị của những người nông dân cũng được khắc họa chân thật và gần gũi.
Bài học từ “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”
Là câu chuyện của thiếu nhi nhưng những bài học mà tác giả gửi gắm qua tác phẩm đến cả người lớn cũng cảm thấy ý nghĩa.
Anh em là tay chân, anh em là yêu thương nhau vô điều kiện. Dù qua bao năm tháng, tình anh em vẫn không có điều gì ngăn cản và chia rẽ, cũng giống như Thiều và Tường vậy.
Với bố mẹ, hãy để con trẻ được sống, được chơi với thiên nhiên. Đừng bắt trẻ làm bạn với 4 bức tường, với điện thoại, với máy tính, hãy đưa trẻ hòa mình với thiên nhiên, để trẻ được làm trẻ con đúng nghĩa.
Trẻ nào mà chẳng có tuổi thơ, kể cả đau khổ hay vất vả đến đâu, vì vậy hãy để trẻ tự tạo tuổi thơ cho mình. Những trò chơi không tên, những cảm xúc không đầu không cuối, hãy để trẻ chạy theo những rung động của chính trẻ.
Bài học cuộc sống biết quan tâm nhau thời nào cũng có. Dù là anh em, là bạn bè, hàng xóm hay là những người lạ không quen, cứ cho đi rồi bạn sẽ được nhận lại. Triết lý sâu sắc được chuyển tải khéo léo vào trong tác phẩm.
Mỗi câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị lại chạm đến bao trái tim của người đọc. Từng câu từng chữ trong câu chuyện đều có sức hút kì lạ, hình ảnh cuộc sống của những người nông dân cũng được khắc họa chân thật. Cuốn sách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một cuốn sách thiếu nhi nhưng không chỉ dành cho thiếu nhi, nếu có cơ hội bạn hãy thử mua và cảm nhận nó nhé!
“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Nhật Ánh. Hãy cảm nhận tác phẩm để được trở về tuổi thơ và chiêm nghiệm những bài học, những câu chuyện nhẹ nhàng.
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” – Cuốn tiểu thuyết dành cho lứa tuổi thiếu nhi chạm đến biết bao trái tim các cô cậu nhỏ tuổi của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Giản dị, chân thật, đầy tình người và sâu bên trong đó là cả những bài học đạo đức đầy ý nghĩa.
“Mùa xuân có gì?
– Có hoa vàng ngoài kia mấy độ
Có trong ta một chiều cả gió
Có kỷ niệm gì?
– Có sợ tơ mỏng mảnh lên trời
Có mắt em nhoà lệ thảnh thơi”
Tác phẩm kinh điển “Đất vỡ hoang” – Mikhail Sholokhov
M. Solokhov là một trong những nhà văn lớn nhất của nền văn học Xô [...]
Những cuốn sách cũ Liên Xô hay, khó gặp
Sách cũ Liên Xô của Nhà xuất bản Cầu Vồng, Nhà xuất bản Tiến Bộ trước [...]
Th8
Văn học Nga – Xô Viết trong lòng đọc giả Việt Nam
Văn học Nga – Xô Viết đã để lại những dấu ấn đậm nét đối [...]
Th8
Văn học Liên Xô – những tác phẩm kinh điển
Văn học Liên Xô luôn để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn của [...]
Th8
Những tiểu thuyết Liên Xô hay và ý nghĩa
Tiểu thuyết Liên xô thời kỳ Chiến Tranh Vệ Quốc miêu tả chân thực bối [...]
Th8
Sách Liên Xô – truyện khoa học viễn tưởng hay nên đọc
Sách Liên Xô với đa dạng thể loại cung cấp rất nhiều thông tin để [...]
Th8
Ký gửi sách – Trao đổi sách cũ
Ký gửi sách- Nếu bạn có những cuốn sách hay và không còn đọc nó [...]
Th10
Truyện thiếu nhi Liên xô hay nên đọc
Truyện thiếu nhi Liên Xô cũ là những truyện mà học sinh chúng tôi không [...]
Th9