Những hiệu sách cũ trên internet

Mua sách cũ trên internet

Các hiệu sách cũ trên internet là điểm đến ưa thích của những người mê đọc sách và sưu tầm sách. Giờ đây, với sự trợ giúp của mạng xã hội, hoạt động mua bán sách cũ trở nên nhộn nhịp hơn.

Trên internet, người đọc không còn chờ đến khi rảnh rỗi mới tìm đến chỗ bán sách cũ mà chỉ cần lướt mạng là có thể chọn những quyển sách mình muốn. Các trang bán sách cũng nhận tìm hộ sách nếu khách có nhu cầu, và chỉ lấy thêm một chút tiền công.

Chỉ 1 click chuột bạn có thể dễ dàng tìm được cuốn sách bạn cần

Những hiệu sách cũ trên internet

Khoảng năm năm trở lại đây, “chợ” sách cũ trở nên sôi động trên mạng xã hội và một số trang web. Các sàn thương mại điện tử cũng bán mặt hàng này, do liên kết với các hiệu sách cũ trên internet

Theo tìm hiểu, các đầu sách cũ bán trên mạng khá đa dạng thể loại. Người ta có thể tìm thấy những quyển sách xuất bản cách đây vài chục năm, kể cả những cuốn sách quý hiếm hoặc không còn tái bản.

Trong đó, được giới mê sách chuộng nhiều có thể kể đến những đầu sách lịch sử, biên khảo, văn học kinh điển… của các nhà in như Tân Việt, Mai Lĩnh, Sống Mới, Khai Trí, Tổ hợp Gió…

Riêng người đọc trẻ thường ưa thích những đầu sách cũ về văn học, xã hội, triết học in vào những năm 2000 của Nhà xuất bản Văn Học, Trung tâm văn hóa Đông Tây và một số nhà xuất bản có tên tuổi khác.

Mua sách cũ trên internet

Ngoài ra, người đọc cũng tìm kiếm những đầu sách chuyên ngành, sách học ngoại ngữ, nuôi dạy trẻ, truyện tranh tại hiệu sách cũ trên internet.

Thông thường giá sách cũ bằng một phần ba hoặc một nửa giá bìa, và cao hơn giá bìa nếu là sách khó tìm. Sách trước năm 1975 hiện nay có giá bán từ vài chục ngàn đồng đến vài triệu đồng một cuốn.

Một số người chuyên tìm mua sách cũ cho biết cái thú của việc này là sau khi đọc có thể truyền tay, trao đổi cho người khác để thường xuyên được đọc sách mới. Sách cũ lấy từ nhiều nguồn, từ các nhóm bán sách cũ trên mạng, người quen thanh lý, ve chai… ở TPHCM và nhiều nơi như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Không chỉ bán sách cũ, các hiệu sách cũ trên internet còn chia sẻ trên fanpage các bài bình luận về sách và tiểu sử của tác giả.

Các trang bán sách cũ còn là nơi cộng đồng yêu sách đăng tải những cảm nhận về những quyển sách đã đọc, cập nhật thông tin mới về sách.

Vì bán trên mạng nên các chủ trang này và người dùng mạng xã hội tương tác hằng ngày, tạo thành sân chơi khá bổ ích.

Người đọc có thể tìm mua sách cũ ở một số trang như Momo Bookstore, Cảo Thơm, Sách cũ ABC, Nhà sách cũ Kim, Sách cũ Xí Muội, Sách cũ Thư Viện. Ngoài ra, người đọc cũng có thể tìm sách hoặc bán lại sách cũ ở những nhóm trên Facebook như Hội trao đổi mua bán sách cũ, Mua bán sách cũ online, Chợ mua bán sách cũ, Mua bán sách cũ – sách hiếm… Chỉ cần gia nhập hội, đăng loại sách và hình sách cần tìm, người bán sẽ nhắn tin chào hàng.

Để mua sách cũ trên các trang bán sách, người mua “đặt gạch” với chủ trang rồi thỏa thuận về việc giao hàng, phí vận chuyển. Người mua có thể chuyển khoản thanh toán trước hoặc trả tiền sau khi nhận được sách. Lưu ý nên hỏi rõ tình trạng sách, yêu cầu hình chụp thực tế của sách, tình trạng bìa, sách thật hay sách nhái để không phải mua nhầm quyển sách không ưng ý.

mua bán sách cũ online

Các bài viết liên quan:

Sách cũ, sách xưa. Định giá bao nhiêu là vừa?

Những cửa hàng sách cũ nằm ở đâu tại TP.HCM?

Những lưu ý khi mua sách cũ online

Những hành động không hay của người mua sách nên tránh

Huỷ “gạch”, “bùm” hàng

Chuyện đó cũng thường thôi.

Hôm trước, một khách yêu cầu cô chủ chụp tôi trang bìa, trang 5, 15, 20, 35, 75 để kiểm tra chất lượng các trang. Chụp xong, người này nói cô làm tương tự với 5, 6 quyển khác. Cô loay hoay chụp gửi một hồi, cuối cùng mấy ngày sau người này cũng không trả lời mua hay không.

Một số người ở xa thường chọn cách đặt một quyển rồi đợi chọn thêm vì sách online đăng bán nhiều đợt. Thế nhưng có khi cả năm, người mua cũng chưa ưng thêm quyển nào. Mỗi lần cô chủ nhắc theo quy định fanpage “đã hết một tuần đặt gạch, bạn không lấy thì mình hủy nhé”, khách vẫn “lấy mà, để cho mình đi” và hẹn tiếp.

Theo lời khuyên của bạn bè bán online, cô chủ chọn cách yên cầu khách mua chuyển khoản trước tiền sách và phí bưu điện nếu ở xa. Nhưng nhiều khi vì tin tưởng, có cả số điện thoại và địa chỉ nên cô chuyển sách trước, rồi đợi mãi không thấy chuyển tiền. Đến lúc gọi điện, nhắn tin Facebook thì bị chặn.

Cô chủ cũng từng ship COD, nghĩa là chuyển hàng trước cho người mua, bưu điện sẽ thu hộ tiền hàng. Một số trường hợp người mua không lấy hoặc hẹn tới hẹn lui với nhân viên bưu điện rồi “xù”. Cô chủ chịu thêm một lần phí chuyển hoàn, có khi còn cao hơn tiền cuốn sách. Trên các hội nhóm, thi thoảng lại có “bóc phốt” người mua vì gặp tình trạng này.

Hiện nay, nhiều cách vận chuyển ra đời như dịch vụ chuyển phát tận nhà hoặc thông qua một trang bán hàng trung gian để được giảm phí. Thế nhưng giá trị của đơn hàng sách đôi khi không cao, người mua khi nghe phí vận chuyển thường e ngại nên thường chọn cách gửi qua bưu điện. Gửi bưu điện thì lại xảy ra tình trạng trên.

Free ship – câu cửa miệng

Free ship cũng là câu chuyện hơi buồn. 10 người hỏi mua thì 4, 5 người đề nghị miễn phí hoặc giảm phí vận chuyển. Các mọt sách nếu thật sự yêu quý sách và muốn có sách đọc, khi chọn được cuốn sách yêu thích – giá thấp hơn sách mới, thậm chí tìm được nhiều cuốn hiếm – thì tại sao lại kỳ kèo một ít tiền, lại “ngâm” sách vì nghĩ có một cuốn chuyển bưu điện tốn tiền.

Không kể những fanpage bán sách lớn, nhiều người bán sách online như cô chủ tôi chỉ có số vốn nhỏ, mua sách một phần để đọc và sưu tầm, phần bán cho người cần. Tại sao khi bỏ tiền mua ly trà sữa, bộ quần áo, tiền ship bao nhiêu bạn cũng chịu trong khi lại kỳ kèo khi mua vài quyển sách. Hay sách là món không có giá trị?

Như tôi đây, trầy trật nhiều lần vẫn chưa bán được dù cô chủ đã giảm giá. Tủi thân.

Cửa hàng sách cũ

Các tìm kiếm liên quan

Các tìm kiếm liên quan đến mua sách cũ như thế nào

bán sách cũ

kinh doanh sách cũ

cách bán sách cũ online

mua sách theo cân ở đâu

nhập sách giá sỉ

mua bán sách

có nên mua sách cũ

Trả lời