Bất cứ ai đủ quen thuộc với Haruki Murakami và truyện của ông sẽ sẵn sàng, trong khi đọc, cảm thấy vừa bối rối vừa bị cuốn hút. Kafka bên bờ biển là một bí ẩn kì diệu nữa, những trang sách tràn ngập mèo biết nói, cá rơi từ trên trời, và một linh hồn hay cái gì đó giống thế.
Nội dung tác phẩm
Câu chuyện của Kafka được kể xen kẽ với chuyện ông già thất học Nakata. Là một đứa trẻ sinh ra sau Thế chiến II, Nakata nằm trong nhóm những đứa nhóc bỗng nhiên ngã gục khi đang hái nấm – ông không bao giờ hồi phục trí nhớ và đầu óc nữa. (Luôn nói về chính mình ở ngôi thứ ba, ông bảo mọi người ông gặp một cách chân thành và ngọt ngào, “Nakata không được thông minh lắm.”) Hiện giờ ông sống, trong những trưa nắng ở Tokyo, nói chuyện gẫu với những con mèo ở địa phương. Sau khi chạm trán một người lạ mặt tên Johnny Walker – Murakami có vẻ rất thích đặt bừa tên nhãn hiệu cho các biểu tượng trong truyện của ông – cuộc gặp kỳ quái và rùng rợn kết thúc với chuyến đi xuyên quốc gia của Nakata, cùng một phía với Kafka.
Murakami thường viết về những linh hồn lạc lối đi để được lấp đầy, và ở đây cũng thế. Điều đặc biệt về tiểu thuyết lần này là nhân vật chính còn rất trẻ. Kafka tự thuật trong những trang mở đầu: “Sinh nhật thứ mười lăm của tôi là lúc lý tưởng để bỏ nhà. Sớm hơn sẽ là quá sớm, và muộn hơn sẽ lỡ mất cơ hội. ”Một câu tương tự có thể được đúc kết từ cách Murakami chọn viết từ ngôi kể của một kẻ thù ghét loài người, kẻ chạy trốn khỏi người cha, kẻ luôn nhớ người mẹ đã xa rất lâu. Có vẻ gọi câu chuyện này là nỗi buồn thiếu niên thì hơi đơn giản quá, nhưng một cách nào đó, trong tác phẩm có lẽ là phức tạp nhất của Murakami tới nay, sự không hề đơn giản của tuổi thiếu niên khiến Kafka thành người dẫn chuyện lý tưởng.
Độc giả gặp Kafka với con người trưởng thành, quy củ, nghiêm khắc trong sinh hoạt hàng ngày; nhưng đây chỉ là một nỗ lực chôn sâu khủng hoảng tuổi mười lăm của cậu. Nakata với trí tuệ không được tuyệt vời lắm là sự tương phản hoàn hảo. Nakata là một màu xám đen không có ký ức – ông khó có thể phân biệt ngày này với ngày khác – còn Kafka cố hết sức chạy trốn khỏi tuổi thơ đau buồn hành hạ cậu. Có một lời tiên đoán của cha cậu đặc biệt làm Kafka ám ảnh: Kafka sẽ giết cha cậu, sau đó ngủ với mẹ cậu và chị cậu.
Nhân vật chính của Kafka bên bờ biển là Kafka, nhưng người giải thích có tính hiệu quả cao nhất là Oshima, người cho đến một lúc đã dự đoán và diễn giải cuộc đi ra khỏi thế giới của Kafka: “Có một thế giới song hành với thế giới chúng ta và trong chừng mực nào đó, ta có thể bước vào thế giới ấy và trở về an toàn, nếu ta thận trọng. Nhưng quá một điểm nào đó, ta sẽ lạc vào một mê cung và không tìm thấy đường ra.” (tr. 401). Đến đây chúng ta lạc vào các mê cung, mê cung bên trong và mê cung bên ngoài.
Cái “thế giới song hành” đó còn nằm trong những cuốn sách và, nói chung, trong nghệ thuật. Một điều đáng nói của Kafka bên bờ biển là sự đưa vào hết sức khéo léo và hợp lý những yếu tố nghệ thuật giống như chất nuôi sống nội tâm cậu bé Kafka. Ở mức độ đậm đặc hơn cả là bài hát của Miss Saeki, nhưng ngoài ra đó còn là thư viện tưởng niệm Komura (Italo Calvino cũng từng nói, viết văn chính là một thử thách đối với mê cung), và ở những cuốn sách mà Kafka đọc: Lâu Đài, Vụ Án, Hóa Thân của Kafka (lần này là nhà văn chứ không phải cậu bé!), cuốn sách về tên đồ tể của người Do Thái dưới thời Đức Quốc xã Adolf Eichmann và về những trận đánh của Napoléon.
Rồi Nghìn lẻ một đêm và Cassandra, câu chuyện thuộc hệ thống thần thoại Hy Lạp kể về nàng Cassandra bất hạnh, được phú cho khả năng tiên đoán, nhưng lại chỉ có thể tiên đoán những điều bất hạnh, và không được ai nghe lời. Cuối cùng là cuốn sách cổ Nhật Bản Truyện Genji và các tiểu thuyết của Natsume Soseki, nhà văn lớn Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Sự xuất hiện của Truyện Genji (của tác giả Murasaki Shikibu, nơi những linh hồn sống vừa là một hiện tượng siêu nhiên vừa là một hình thái tự nhiên của tinh thần con người ở ngay trong họ) và Natsume Soseki giống như một sự hòa giải nho nhỏ của Murakami với văn hóa Nhật Bản, vì các nhân vật của những cuốn tiểu thuyết trước gần gũi với Scott Fitzgerald hơn nhiều.
10 trích dẫn hay trong sách Kafka Bên Bờ Biển
1. Nếu cậu nhớ đến tôi, thì tôi sẽ không quan tâm liệu có ai quên mất mình đi chăng nữa.
2. Không thể nhìn quá xa về phía trước. Nếu nhìn quá xa, anh sẽ bỏ hẵng cái trước mắt và sẽ vấp. Phải nhìn xa hơn một chút, kẻo sẽ đâm sầm vào một cái gì. Phải theo đúng trình tự đồng thời để mắt tới những gì ở phía trước.
3. Bất kì ai mới yêu đều kiếm tìm những mảnh ghép thiếu sót của họ.Vậy nên bất kì ai đang yêu cũng đau khổ khi nghĩ về người tình của họ. Nó giống như quay trở lại bên trong một căn phòng mà bạn có những kỉ niệm yêu thích, nơi mà bạn chưa hề nhìn lại từ lâu.
4. Và khi cơn bão qua đi, bạn sẽ không nhớ bạn đã vượt qua như thế nào, bạn xoay xở để tồn tại được ra sao. Bạn thậm chí sẽ không dám chắc, thật ra, liệu cơn bão có thật sự đi qua. Nhưng có một điều chắc chắn. Là khi bạn ra khỏi cơn bão, bạn sẽ không còn là cùng một người mà đã bước vào. Đó là những gì về cơn bão.
5. Mỗi người đau đớn theo một cách riêng, và đều có những vết sẹo của riêng mình.
6. Mọi thứ bạn tìm kiếm sẽ đến vào lúc bạn không ngờ tới.
7. Có lẽ cậu sẽ chẳng còn cơ may đi học nữa, cho nên dù là muốn hay không, tốt nhất là cứ hấp thu bất cứ điều gì có thể trong khi cậu có cơ hội. Hãy trở thành giống như tờ giấy thấm và thấm hết vào. Sau này, cậu có thể hình dung ra cái gì nên giữ và cái gì nên trút bỏ.
8. “Bác phải nhìn!” “Đó lại là một quy tắc nữa của chúng tôi. Nhắm mắt lại cũng chẳng thay đổi được gì. Chẳng có gì biến đi chỉ vì anh không nhìn thấy những gì đang diễn ra. Trên thực tế, tình hình thậm chí sẽ còn xấu đi khi anh mở mắt trở lại. Chúng ta đang sống trong một thế giới như thế đó. Hãy mở to mắt ra. Chỉ có kẻ hèn nhát mới nhắm mắt lại. Nhắm mắt, bịt tai đâu có thể làm cho thời gian ngưng lại được”
9. Hạnh phúc thì chỉ có một loại, nhưng bất hạnh thì đến dưới mọi dạng mọi cỡ. Như Tolstoy đã nói: hạnh phúc là ngụ ngôn, bất hạnh là chuyện đời.
10. Mình biết là mình hơi khác mọi người, nhưng mình vẫn là một con người. Mình muốn cậu nhận thức rõ điều đó. Mình là một con người bình thường, chứ không phải một quái vật. Mình cảm nhận sự vật như mọi người, hành động như mọi người. Tuy nhiên, đôi khi cái khác biệt nho nhỏ ấy lại như một vực thẳm ngăn cách.
Các tìm kiếm liên quan đến kafka bên bờ biển
kafka bên bờ biển phim | giải thích truyện kafka bên bờ biển | kafka bên bờ biển tóm tắt | kafka bên bờ biển quotes | kafka bên bờ biển sachvui | kafka bên bờ biển đánh giá | kafka on the shore
Tác phẩm kinh điển “Đất vỡ hoang” – Mikhail Sholokhov
M. Solokhov là một trong những nhà văn lớn nhất của nền văn học Xô [...]
Những cuốn sách cũ Liên Xô hay, khó gặp
Sách cũ Liên Xô của Nhà xuất bản Cầu Vồng, Nhà xuất bản Tiến Bộ trước [...]
Th8
Văn học Nga – Xô Viết trong lòng đọc giả Việt Nam
Văn học Nga – Xô Viết đã để lại những dấu ấn đậm nét đối [...]
Th8
Văn học Liên Xô – những tác phẩm kinh điển
Văn học Liên Xô luôn để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn của [...]
Th8
Những tiểu thuyết Liên Xô hay và ý nghĩa
Tiểu thuyết Liên xô thời kỳ Chiến Tranh Vệ Quốc miêu tả chân thực bối [...]
Th8
Sách Liên Xô – truyện khoa học viễn tưởng hay nên đọc
Sách Liên Xô với đa dạng thể loại cung cấp rất nhiều thông tin để [...]
Th8
Ký gửi sách – Trao đổi sách cũ
Ký gửi sách- Nếu bạn có những cuốn sách hay và không còn đọc nó [...]
Th10
Truyện thiếu nhi Liên xô hay nên đọc
Truyện thiếu nhi Liên Xô cũ là những truyện mà học sinh chúng tôi không [...]
Th9