Những ngày thơ ấu- Hồi kí đầy xúc cảm

nhung ngay tho au

Sơ lược chung về tác phẩm Những ngày thơ ấu và tác giả

Những ngày thơ ấu là tác phẩm nổi tiếng của Nhà văn Nguyên Hồng tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng. Ông sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 ở Nam Định. Ông sinh ra trong 1 gia đình nghèo, ba mất sớm, từ nhỏ phải theo mẹ bôn ba cực khổ.

Mua sách tại đây!!!

Có lẽ chính vì những điều đã trải qua thực tế ngoài đời mà trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu”, những xúc cảm đều rất chân thật. Đây là tập hồi ký của Nguyên Hồng được chia thành 9 gồm tiếng kèn,chúa thương xót tôi,trụy lạc,trong lòng mẹ,đêm nô-en,trong đêm đông,đồng xu cái,sa ngã,một bước ngắn. Trang hồi ký đã ghi lại cảnh sa sút, tan nát của một gia đình thị dân ở Nam Định trong những năm 20,30 của thế kỷ XX. “Những ngày thơ ấu” không giống như cái tên của nó mà kể về thời thơ ấu ngây thơ, vui vẻ, tác phẩm qua góc nhìn của một đứa bé cực khổ, phải chịu nhiều ghẻ lạnh không những của người đời, mà còn của chính những người trong gia đình. Kết thúc truyện có lẽ hơi hụt hẫng, khi Hồng phải hứng chịu những hình phạt oan uổng của ông thầy giáo và cậu lo sợ :”Tôi vùng đứng dậy, mê man, chạy như biến ra đường”. Nhưng cái kết như vậy mới để lại ấn tượng cho người đọc, và nếu còn dài hơn nữa thì nó đã bước sang một giai đoạn mới rồi.

nhung ngay tho au 1

Lối viết văn của Nguyên Hồng chậm rãi, phải đọc từng từ từng chữ, phải ngẫm nghĩ mới hiểu được hết ý nghĩa của những dòng văn mà ông muốn truyền tải. Từ một đứa trẻ mồ côi, Nguyên Hồng đã thành một nhà văn lớn với một tinh thần, ý chí kiên cường. Và có lẽ những ký ức tuổi thơ đã hình thành trong ông một lòng thương người, để những tác phẩm ông viết ra, đều mang tình thương đến với đồng loại.

“Những ngày thơ ấu” là tác phẩm viết dưới dạng hồi ký gồm 9 câu chuyện: Tiếng kèn, Chúa thương xót chúng con, Truỵ lạc, Trong lòng mẹ, Đêm no-en, Trong đêm Đông, Đồng xu cái, Sa ngã, Một bước ngắn. Nhân vật chính của hồi kí xưng “tôi” và tên Hồng. Mỗi câu chuyện được sắp xếp theo trình tự thời gian và sự thăng cấp khó khăn trong cuộc đời tác giả. Nhưng ẩn trong những câu chuyện đau buồn ấy là những lời văn miêu tả chân thật và sống động về cảnh vật và xã hội cũ của nước ta thời bấy giờ.

Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng là một tác phẩm vô cùng hay và ý nghĩa. Nó có lẽ là hồi kí viết về tuổi thơ của tác giả. Một câu chuyện tuổi thơ để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc. Chú bé Hồng thật vô cùng đáng thương khi sống trong tuổi thơ thiếu thốn tình yêu thương của mẹ, thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất mà đứa trẻ nào cũng cần được có. Câu chuyện đã làm người đọc như muốn được cười, được khóc luôn cùng nhân vật. Quả là một câu chuyện ý nghĩa

Nội dung chính tác phẩm Những ngày thơ ấu

Mua sách tại đây!!!

Tác phẩm mở đầu bằng hình ảnh một gia đình bất hạnh. Cha mẹ cậu bé Hồng lấy nhau do “bài tính”  của hai gia đình. Giữa họ, trước và sau khi kết hôn miễn cưỡng, không hề có tình yêu. Một gia đình như vậy là nấm mồ chôn sống hai con người mà tội tình nhất là người phụ nữ. Đứa con (Hồng) chỉ là “kết quả” của một đêm nằm chung miễn cưỡng nhằm thực hiện mục đích “nối dõi tông đường” mà dòng họ yêu cầu.Thậm chí mẹ Hồng còn có một đứa con riêng với cai H. tên Quế.Không hạnh phúc và không lối thoát, người đàn ông mau chóng trở thành một kẻ nghiện rượu, rốt cuộc  “bán linh hồn cho nàng tiên nâu”, sống cũng như chết. Một đau khổ vô cùng tận dồn hết lên người đàn bà tràn đầy sinh lực.Tuy khát khao hạnh phúc như vậy nhưng nét đặc trưng của người đàn bà (tên nàng là Lộc) vẫn là  đức hạnh cao đẹp. Không yêu chồng nhưng chị vẫn ứa nước mắt khi thấy chồng “ôm ngực ho và rũ rượi nhổ”. Chị cắn răng chịu đựng bao cay đắng, không nói một lời oán trách.Nhưng trong lòng chị lại có người đàn ông khác. Khi chồng chết, chị phải bỏ đi tha hương cầu thực vào Thanh Hóa để kiếm tiền trả nợ,rồi lại mang thai với người đàn ông khác và bị họ hàng gán cho cái tội “chưa đoạn tang chồng đã chửa đẻ với người khác”

Hồng là một đứa bé thông minh, lanh lợi, tâm hồn trong sáng và nhạy cảm nhưng lớn lên trong một gia đình bất hạnh và đang bị cả cuộc đời vùi dập và sỉ nhục, kêu lên nỗi thèm khát mẹ và cầu cứu mẹ giúp mình: “Giá ai cho tôi một xu nhỉ? Chỉ một xu thôi! Để tôi mua xôi hay bánh khúc. Vừa đi vừa cắn, ngon xiết bao! Không! Không ai cho tôi cả, vì người ta có phải mẹ tôi đâu!”. Để có thể sống được, cậu phải tự  rèn luyện mình thành một “chuyên gia đánh đáo ăn tiền”. Cậu bị họ hàng bỏ mặc cho đói rét thảm thương, bị đánh đập, và không gì làm tâm hồn cậu đau đớn bằng khi cậu bị sỉ nhục: “Hồng ơi, bố mày chết đi, nhưng còn mẹ mày nó dạy mày. Cầm bằng mẹ mày đánh đĩ hay theo giai bỏ mày lêu lổng thì đã có chúng tao!”.Cậu bé này còn bị những cực hình ở nhà trường. Ông thầy, vốn mang thái độ khinh thị với đứa trẻ “đầu đường xó chợ”, một lần thấy cậu bé Hồng nói “mặc kệ mày” với thằng bạn ngồi cạnh, lại tưởng là nói mình. Thế là ông ta thượng cẳng chân hạ cẳng tay đánh đập và chửi mắng cậu vô cùng tàn nhẫn. Sau đó ông bắt cậu quỳ ở góc lớp hết ngày này sang ngày khác, đến nỗi cậu bé đau đầu gối hết chịu nổi.

Những trích dẫn cảm động từ truyện

“Mỗi lần đau tủi, căm hờn tôi đều biên vào mặt bìa vài dòng thật nhỏ, viết bằng một thứ chữ riêng chỉ mình tôi đọc hiểu thôi, tóm tắt ngày tháng và những sự việc, những nỗi niềm, những ý nghĩ của tôi”.

“Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịtHơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả hơi thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng thì mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng . Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Trong những phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi lại nhắc lại:
– Mày dại quá! Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và bế em bé chứ.
Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa…”
au tho
“Hay thầy tôi cũng như mẹ tôi cả hai đều thản nhiên và lặng lẽ để che giấu cả một lòng đau đớn? Có lẽ đúng! Vì thầy tôi, nếu là một người vô ý thức hay là một kẻ xốc nổi, chỉ biết có sắc đẹp và sự chiều chuộng của mẹ tôi, thì đã chẳng yên lặng nhìn tôi, miệng hơi nhếch về một bên, khi tôi níu lấy tay, lay lay hỏi:
– Cậu ơi! Em Quế con không phải là con cậu mà là con cai H. phải không?
Cùng lúc nghe câu tôi hỏi ấy, mắt mẹ tôi bỗng sáng lên, gò má hơi ửng hồng. Mẹ tôi nhìn nhanh thầy tôi rồi hoặc quay mặt nhìn đi chỗ khác, hoặc cúi xuống thẫn thờ nhìn tôi”

Các tìm kiếm liên quan đến những ngày thơ ấu

Mua sách tại đây!!!

những ngày thơ ấu lớp 8 | những ngày thơ ấu review | giá trị nghệ thuật củanhững ngày thơ ấu | những ngày thơ ấu chương 3 | tóm tắt tác phẩm hồi ký những ngày thơ ấu

Trả lời