Sài Gòn Chợ Lớn – Những điều bạn chưa biết.

Sài Gòn chợ lớn

Khi nhắc đến Sài Gòn, các nhà sử học thường nói: “Sài Gòn có lịch sử hơn 300 năm. Thuở hình thành cách đây 300 năm, Sài Gòn chỉ bắt đầu từ một xóm nhỏ có diện tích hơn 1 km2 bắt đầu từ ven kênh Tàu Hũ. Và người ta gọi đó là Chợ Lớn.

Sài Gòn chợ lớn

Lịch sử hình thành Sài Gòn Chợ Lớn

Từ trước năm 1698, ở Đề Ngạn (mà sau này gọi là Chợ Lớn) đã có làng Minh Hương của người Hoa (vì không thần phục nhà Thanh, họ đã rời bỏ Trung Quốc sang định cư ở miền Nam Việt Nam). Tuy nhiên, vùng đất ấy trở nên đông đúc kể từ khi người Hoa ở Cù Lao Phố (tức Biên Hòa ngày nay) chạy tới đây lánh nạn sau khi nơi ở của họ bị quân Tây Sơn tàn phá năm 1776 .

Rồi do nhu cầu, người Hoa lập chợ (hay phát triển chợ có đã từ trước) để trao đổi hàng hóa. So với chợ Tân Kiểng của người Việt thì chợ Sài Gòn (khu vực Bưu điện Chợ Lớn ngày nay) có lớn hơn nên được người dân gọi là Chợ Lớn. Sau đó, tên chợ cũng được dùng để chỉ vùng đất mà nó tọa lạc. Theo học giả Vương Hồng Sển, thì “Chợ Lớn như nay ta còn gọi, đối với Hoa kiều là Thầy Ngôồn (Đề Ngạn) hay Xi Cóon (Tây Cống); còn sách cũ Pháp viết là Cholon hay Cholen, Cho Leun”.

Chợ Lớn do người gốc Hoa thành lập năm 1778, nằm gọn trong khu vực từ đường Tản Đà tới Kim Biên và từ Nguyễn Trãi xuống kênh Tàu Hủ. Năm 1782, kết thúc giao tranh giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn, khu vực này bị tàn phá. Những tưởng Chợ Lớn sẽ đi vào dĩ vãng, nhưng ít lâu sau người gốc Hoa từ Cù lao Phố (Biên Hòa) di cư xuống đã xây dựng lại một Chợ Lớn sung túc và nhộn nhịp hơn. Khi Chợ Lớn ra đời, phía Quận 1 (Thành phố Sài Gòn, thuộc thành Gia Định vẫn chưa được hình thành).

Khi Pháp chiếm Nam Kì, ngày 6/6/1865 đô đốc Roze kí quyết định thành lập thành phố Chợ Lớn. Danh từ Chợ Lớn được dùng đặt làm Thành phố. Ngày 1/7/1882, tuyến đường xe điện đầu tiên ở Việt Nam dài 5 kilômét, rộng 1 mét, nối Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu hoạt động.

Đến năm 1930, hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn đã giáp nhau ở chỗ nay là đường Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Thiện Thuật. Ngày 27/4/1931, chính quyền Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu Sài Gòn – Chợ Lớn.

Năm 1951, Khu Sài Gòn – Chợ Lớn đổi thành Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn và đến năm 1956 đổi thành Đô thành Sài Gòn. Kể từ đây, địa danh “Chợ Lớn” chỉ còn được dùng để chỉ toàn bộ khu vực Quận 5, Quận 6 và một phần Quận 11 của Sài Gòn. Trong đó Quận 5 và Quận 6 là khu vực sinh sống chủ yếu của cộng đồng người Việt gốc Hoa tại Tp.HCM ngày nay.

Sài Gòn chợ lớn

Chợ Lớn là nơi duy nhất tại Sài Gòn còn bảo tồn nguyên vẹn các giá trị văn hóa, kiến trúc và tôn giáo của hàng trăm năm trước. Nếu như những giá trị văn hóa, lịch sử cùng thời gian ít nhiều cũng bị mai một, thế nhưng với nơi đây dường như sức phá hủy của thời gian chậm lại rất nhiều.

Trên những mái nhà lợp ngói ống ở dãy phố, bụi thời gian nhuốm chút màu nâu xám rất đẹp, vẻ đẹp ấy cùng với kiến trúc đặc trưng nơi đây phảng phất một nét đẹp rất cổ điển.

Khách viếng thăm mỗi khi ghé qua đều giật mình tự hỏi, liệu đây có phải là quang cảnh của những năm cuối thế kỷ 20 hay không? hoặc cảm giác như mình đang hiện diện trong khu phố cổ nào đó vào những thế kỷ trước?

Chợ Lớn là nơi duy nhất tại Sài Gòn còn bảo tồn nguyên vẹn các giá trị văn hóa, kiến trúc và tôn giáo của hàng trăm năm trước. Nếu như những giá trị văn hóa, lịch sử cùng thời gian ít nhiều cũng bị mai một, thế nhưng với nơi đây dường như sức phá hủy của thời gian chậm lại rất nhiều.

Trên những mái nhà lợp ngói ống ở dãy phố, bụi thời gian nhuốm chút màu nâu xám rất đẹp, vẻ đẹp ấy cùng với kiến trúc đặc trưng nơi đây phảng phất một nét đẹp rất cổ điển.

Khách viếng thăm mỗi khi ghé qua đều giật mình tự hỏi, liệu đây có phải là quang cảnh của những năm cuối thế kỷ 20 hay không? hoặc cảm giác như mình đang hiện diện trong khu phố cổ nào đó vào những thế kỷ trước?

Ngày nay, Chợ Lớn vẫn được biết đến là khu của đồng bào người Hoa sinh sống và buôn bán. Nét văn hóa đặc trưng vẫn còn hiện rõ trong từng nếp nhà, từng con người, và phong cách sống của người dân ở Chợ Lớn.

 

Trả lời