Vasilisa The Beautiful
In common with many folklorists of his day, Alexander Afanasyev regarded many tales as primitive ways of viewing nature. In such an interpretation, he regarded this fairy tale as depicting the conflict between the sunlight (Vasilisa), the storm (her stepmother), and dark clouds (her stepsisters) Clarissa Pinkola Estés interprets the story as a tale of female liberation, Vasilisa’s journey from subservience to strength and independence. She interprets Baba Yaga as the “wild feminine” principle that Vasilisa has been separated from, which, by obeying and learning how to nurture, she learns and grows from.
Long, long ago, in a certain tsardom there lived an old man and an old woman and their daughter Vasilisa. They had only a small hut for a home, but their life was a peaceful and happy one. However, even the brightest of skies may become overcast, and misfortune stepped over their threshold at last. The old woman fell gravely ill and, feeling that her end was near, she called Vasilisa to her bedside, gave her a little doll, and said:
“Do as I tell you, my child. Take good care of this little doll and never show it to anyone. If ever anything bad happens to you, give the doll something to eat and ask its advice. It will help you out in all your troubles. And giving Vasilisa a last, parting kiss, the old woman died. The old man sorrowed and grieved for a time, and then he married again. He had thought to give Vasilisa a second mother, but he gave her a cruel stepmother instead. The stepmother had two daughters of her own, two of the most
spiteful, mean and hard to please young women that ever lived. The stepmother loved them dearly and was always kissing and coddling them, but she nagged at Vasilisa and never let her have a moment’s peace. Vasilisa felt very unhappy, for her stepmother and stepsisters.
kept chiding and scolding her and making her work beyond her strength. They hoped that she would grow thin and haggard with too much work and that her face would turn dark and ugly in the wind and sun. All day long they were at her, one or the other of them, shouting:
“Come, Vasilisa! Where are you, Vasilisa? Fetch the wood, don’t be slow! Start a fire, mix the dough! Wash the plates, milk the cow! Scrub the floor, hurry now! Work away and don’t take all day!”
Vasilisa did all she was told to do, she waited on everyone and always got her chores done on time. And with every day that passed she grew more and more beautiful. Such was her beauty as could not be pictured and could not be told, but was a true wonder and joy to behold. And it was her little doll that helped Vasilisa in everything. Early in the morning Vasilisa
would milk the cow, and then, locking herself in in the pantry, she would give some milk to the doll and say:
“Come, little doll, drink your milk, my dear, and I’ll pour out all my troubles in your ear, your ear!” And the doll would drink the
milk and comfort Vasilisa and do all her work for her. Vasilisa would sit in the shade twining flowers into her braid and, before she knew it, the vegetable beds were weeded, the water brought in, the fire lighted and the cab- bage watered. The doll showed her a herb to be used against sun-burn, and Vasilisa used it and became more beautiful than ever, “And now, Vasilisa,” said she, “take this sack it over seed by seed. And mind that you take out all the black bits, for if you don’t I shall eat you up.” And Baba-Yaga closed her eyes and began to snore. Vasilisa took the piece of bread, put it before her little doll and
said:
“Come, little doll, eat this bread, my dear, and I’ll pour out all my troubles in your ear, your ear! Baba-Yaga has given me a hard task to do, and she threatens to eat me up if I do not do it.” Said the doll in reply:
“Do not grieve and do not weep, but close your eyes and go to sleep. For morning is wiser than evening.” And the moment Vasilisa was asleep, the doll called out in a loud voice:
“Tomtits, pigeons, sparrows, hear me,
There is work to do, I fear me.
On your help, my feathered friends,
Vasilisa’s life depends.
Come in answer to my call,
You are needed, one and all.”
And the birds came flying from all sides, flocks and flocks of them, more than eye could see or tongue could tell. They began to chirp and to coo, to set up a great to-do, and to pick over the millet seed by seed very quickly indeed. Into the sack the good seeds went, and the black went into the crop, and before they knew it the night was spent, and the sack was filled to the top. They had only just finished when the white horseman galloped past the gate on his white horse. Day was dawning.
Baba-Yaga woke up and asked:
“Have you done what I told you to do, Vasilisa?”
“Yes, it’s all done, Grandma.”
Baba-Yaga was very angry, but there was nothing more to be said.
“Humph,” she snorted, “I am off to hunt and you take that sack yonder, it’s filled with peas and poppy seeds, pick out the peas from…….”
VASILISA THE BEAUTIFUL (Vietnamese)
Trước đây rất lâu, trong lãnh địa của một Nga hoàng nào đó, có một cặp vợ chồng già cùng cô con gái Vasilisa sinh sống. Họ chỉ có một căn lều nhỏ làm nhà nhưng cuộc sống của họ rất thanh bình và hạnh phúc.
Tuy nhiên, ngay cả bầu trời trong xanh nhất cũng có thể trở nên u ám, và cuối cùng thì sự bất hạnh cũng bước qua ngưỡng cửa nhà họ. Người mẹ già ngã bệnh trầm trọng, rồi đến khi cảm thấy rằng cái chết của mình sắp tới gần, bà gọi Vasilisa tới bên gi.ường, đưa cho cô một con búp bê nhỏ và dặn:
– Hãy làm như nó bảo, con yêu. Hãy chăm sóc tốt cho con búp bê nhỏ và đừng bao giờ cho ai xem nó. Nếu như có bất cứ chuyện gì xấu xảy ra với con thì hãy cho búp bê thứ gì đó để ăn và xin lời khuyên của nó. Nó sẽ giúp con thoát khỏi mọi rắc rối.
Và rồi người mẹ qua đời sau khi trao cho Vasilisa nụ hôn cuối cùng, nụ hôn chia ly.
Người cha buồn rầu và đau lòng được một thời gian rồi sau đó ông ta tái hôn. Ông nghĩ rằng ông sẽ mang đến cho Vasilisa một người mẹ thứ hai, nhưng thay vì thế ông lại mang đến cho cô một người mẹ kế độc ác.
Bà mẹ kế có hai cô con gái riêng, họ là hai trong số những cô gái hằn học, ghê gớm và khó chiều nhất từng sống trên đời. Bà mẹ kế yêu chúng tha thiết, luôn luôn hôn hít và chiều chuộng chúng, song bà ta lại rầy la Vasilisa và chưa bao giờ để cho cô yên. Vasilisa cảm thấy thật bất hạnh vì mẹ kế và các chị kế mắng mỏ, gắt gỏng với cô, bắt cô làm việc quá sức mình. Họ mong rằng cô sẽ trở nên gầy gò, hốc hác với quá nhiều việc phải làm, và rằng gương mặt cô sẽ biến thành đen đủi, xấu xí bởi gió và nắng. Cả ngày họ nhằm vào cô, hết người này đến người kia la hét:
– Đến đây, Vasilisa. Mày ở đâu rồi Vasilisa? Nhặt củi đi, đừng có mà chậm chạp đấy! Nhóm lửa đi, nhào bột đi! Rửa đĩa đi, vắt sữa bò đi! Cọ sàn nhà mau, ngay bây giờ! Làm việc đi và đừng có làm mất cả ngày đấy!
Vasilisa làm tất cả những gì cô bị sai bảo, cô hầu hạ tất cả mọi người và luôn làm việc nhà đúng giờ. Rồi từng ngày trôi qua cô lớn lên càng xinh đẹp hơn, đến mức mà vẻ đẹp của cô khó có thể vẽ lại được và khó có thể diễn tả bằng lời, nhưng đúng là một điều kỳ diệu thật sự và thật vui mừng khi được chiêm ngưỡng. Chính là con búp bê nhỏ đã giúp Vasilisa trong tất cả mọi việc.
Sáng sớm tinh mơ, Vasilisa sẽ vắt sữa bò và sau đó, khi tự khóa cửa nhốt mình trong phòng để thức ăn, cô cho búp bê chút sữa và nói:
– Tới đây nào, búp bê nhỏ, uống sữa đi em, búp bê yêu dấu của chị và chị sẽ kể cho em tất cả những rắc rối của chị.
Và búp bê sẽ uống sữa, làm hài lòng Vasilisa, làm mọi việc cho cô. Vasilisa ngồi dưới bóng râm kết hoa lên bím tóc của cô, còn những luống rau thì được nhổ cỏ, nước được mang tới, lửa được nhóm lên và cải bắp được tưới trước khi cô nhận biết được điều đó. Búp bê chỉ cho cô một loại thảo mộc được dùng để chống rám nắng, Vasilisa sử dụng nó và càng trở nên đẹp hơn.
Một ngày cuối thu, người cha rời khỏi nhà và không trông đợi được gì là ông sẽ quay về sớm. Bà mẹ kế và ba chị em bị bỏ lại đơn độc. Họ ngồi trong lều, bên ngoài trời thì tối, mưa và gió rít. Căn lều nằm ở bìa rừng của một khu rừng rậm rạp, và sống trong rừng là Baba – Yaga, một phù thủy ranh mãnh và xảo quyệt, người mà trong nháy mắt có thể nhai ngấu nghiến người khác.
Lúc này, bà mẹ kế đang giao việc cho mỗi chị em làm: đứa thứ nhất bà giao cho dệt đăngten, đứa thứ hai đan bít tất và Vasilisa thì quay sợi. Sau đó bà ta dập tắt hết tất cả lửa trong nhà ngoại trừ một miếng gỗ cháy ở góc nhà nơi ba chị em làm việc rồi đi ngủ.
Miếng gỗ cháy kêu răng rắc và tanh tách, được một lúc thì tắt.
“Chúng ta làm gì đây?” hai cô con gái của bà mẹ kế thốt lên. “Trong lều tối quá mà chúng ta lại phải làm việc. Một người trong số chúng ta phải tới nhà Baba – Yaga để xin lửa thôi.”
“Chị sẽ không đi đâu.” đứa lớn hơn trong hai đứa nói. “Chị đang làm đăngten và kim của chị đủ sáng cho chị nhìn thấy.”
“Em cũng không đi.” đứa thứ hai nói. “Em đang đan tất và hai cái kim của em đủ sáng để em nhìn thấy.”
Rồi cả hai đứa cùng la lên: “Vasilisa là người phải đi xin lửa. Đến nhà Baba – Yaga ngay, Vasilisa!” Rồi chúng đẩy Vasilisa ra khỏi lều.
Xung quanh cô là bóng đêm, rừng rậm và gió dữ dội; Vasilisa sợ hãi, cô bật khóc và lấy con búp bê nhỏ ra khỏi túi.
“Ôi búp bê nhỏ yêu quý ơi…” cô nói giữa những tiếng thổn thức. “Họ bắt chị đến nhà Baba – Yaga để xin lửa, và Baba – Yaga thì ăn thịt người, xương, tất thảy.”
“Đừng lo lắng” búp bê trả lời. “Chị sẽ ổn thôi. Khi em ở cạnh chị thì không có bất cứ thứ gì tồi tệ xảy ra cho chị hết.”
“Cám ơn vì đã an ủi chị, búp bê nhỏ.” Vasilisa nói và cô bắt đầu lên đường.
Hoa hồng dại mọc như một bức tường quanh cô và trên bầu trời không hề có dấu hiệu nào của vầng trăng lưỡi liềm, không có ngôi sao nào chiếu sáng.
Vasilisa run rẩy đi về phía trước, giữ chặt búp bê nhỏ gần mình.
Bất ngờ cô trông thấy một chàng trai ngồi trên lưng ngựa phi nước đại vượt qua. Anh ta mặc toàn màu trắng, con ngựa của anh ta màu trắng và bộ yên cương làm bằng bạc của con ngựa phát ra ánh sáng trắng trong bóng tối.
Bây giờ đã là bình minh, Vasilisa lê bước đi thì sẩy chân và vấp ngón chân vào rễ và gốc cây. Những giọt sương lấp lánh trên bím tóc dài của cô còn tay cô thì lạnh buốt và tê cóng.
Đột nhiên một kỵ sĩ khác phi ngựa nước đại qua. Anh ta mặc quần áo màu đỏ, con ngựa của anh ta màu đỏ và yên cương ngựa cũng là màu đỏ.
Mặt trời mọc, khẽ chạm vào Vasilisa, sưởi ấm cô và làm tan những giọt sương trên tóc cô.
Vasilisa chưa bao giờ dừng lại nhưng cũng phải đi bộ mất cả ngày, và khi cô tiến đến một khoảng rừng thưa nhỏ thì trời cũng gần tối.
Cô trông thấy một căn chòi gỗ đứng ở đó. Hàng rào xung quanh nó được làm từ xương người và đặt trên đỉnh là những cái đầu lâu. Cánh cổng không phải là cổng mà là xương chân người, những cái then cổng không phải là then mà là xương cánh tay và khóa cổng không phải là khóa mà là một chuỗi những cái răng nhọn.
Vasilisa khiếp đảm và đứng yên không nhúc nhích. Bỗng nhiên một kỵ sĩ phi ngựa đến. Anh ta mặc đồ màu đen, con ngựa của anh ta màu đen và yên cương ngựa cũng là màu đen. Kỵ sĩ phi nước đại tới cánh cổng và biến mất như thể tan vào không khí.
Màn đêm buông xuống. Và trông kìa! Những con mắt của những cái đầu lâu đội trên hàng rào bắt đầu bừng sáng, và trời trở nên sáng như thể ban ngày.
Vasilisa sửng sốt vì khiếp sợ. Cô không thể nhấc chân mình đi, chân cô dường như hóa đá tại chỗ và từ chối mang cô đi xa khỏi cái nơi khủng khiếp này.
Rồi bất ngờ cô cảm thấy mặt đất dưới chân đang rung chuyển, và kia là Baba – Yaga đang bay đến trong một cái cối, đung đưa cái chày của mụ như cái roi và dọn đường bằng một cái chổi.
Mụ ta bay tới cánh cổng, hít ngửi không khí rồi thốt lên:
– Ta ngửi thấy mùi thịt người. Đứa nào ở đây thế?
Vasilisa tới gần Baba – Yaga, cúi chào mụ ta thật thấp và nói rất khúm núm:
– Là cháu ạ, Vasilisa, thưa bà. Các chị kế của cháu cử cháu tới để xin bà ít lửa.
“Ồ, là cháu à.” Baba – Yaga đáp lại. “Mẹ kế của cháu là bà con của ta. Được thôi, ở lại với ta một thời gian và làm việc, rồi sau đó chúng ta sẽ xem xem nhìn thấy cái gì.”
Và mụ quát lên thật to:
– Tháo khóa ra, then cổng rất chắc chắn của ta! Mở ra, cánh cổng rộng lớn của ta!
Cánh cổng đung đưa mở ra, Baba – Yaga cưỡi cái cối đi vào và Vasilisa bước đằng sau.
Bây giờ ở chỗ cánh cổng mọc lên một cây bu-lô và nó làm như thể sắp đánh Vasilisa bằng cành cây.
“ Đừng có đụng đến con bé, chính ta đem nó tới đấy.” Baba – Yaga nói.
Họ bước vào nhà, nằm trên bậc cửa là một con chó, và nó làm như thể sắp cắn Vasilisa.
“ Đừng có đụng đến con bé, chính ta đem nó tới đấy.” Baba – Yaga nói.
Họ tiến vào bên trong và ở hành lang một con mèo già hay gầm gừ gặp họ, nó làm như thể sắp cào Vasilisa.
“ Đừng có đụng đến con bé, mèo già hay gầm gừ ạ, chính ta đem nó tới đấy.” Baba – Yaga nói.
“Cháu thấy chưa Vasilisa…” quay lại phía cô, mụ ta nói thêm, “không dễ dàng chạy trốn khỏi ta đâu. Mèo của ta sẽ cào cháu, chó của ta sẽ cắn cháu, cây bu-lô của ta sẽ quất cháu, móc mắt cháu và cánh cổng thì sẽ không mở cho cháu ra ngoài đâu.”
Baba – Yaga vào phòng của mụ và nằm dài trên ghế.
“Lại đây, cô gái có lông mày đen, đem cho bọn ta chút gì để ăn.” mụ ta kêu.
Và cô gái có lông mày đen chạy vào và bắt đầu cho Baba – Yaga ăn. Cô đem cho mụ ta một nồi canh củ cải đỏ và nửa con bò, mười bình sữa và một con lợn quay, hai mươi con gà và bốn mươi con ngỗng, hai cái bánh nướng nguyên và thêm một miếng, rượu táo, rượu mật ong và rượu ủ tại nhà, một thùng bia và một xô nước cơvat.
Baba – Yaga ăn và uống hết tất cả mọi thứ nhưng mụ chỉ cho Vasilisa một khoanh bánh mỳ.
“ Còn giờ thì, Vasilisa…” mụ ta nói, “ cầm lấy bao tải hạt kê này và nhặt từng hạt một. Và chú ý nhặt ra tất cả những hạt màu đen đấy, vì nếu cháu không làm ta sẽ ăn thịt cháu.”
Rồi Baba – Yaga nhắm mắt lại và bắt đầu ngáy.
Vasilisa cầm mẩu bánh mỳ đặt trước búp bê nhỏ và nói:
– Tới đây nào, búp bê nhỏ, ăn bánh mỳ đi em, búp bê yêu dấu của chị và chị sẽ kể cho em tất cả những rắc rối của chị. Baba – Yaga giao cho chị một việc khó làm, và bà ta đe dọa sẽ ăn thịt chị nếu chị không làm.
Búp bê nhỏ trả lời:
– Đừng đau lòng và đừng khóc mà hãy nhắm mắt lại và đi ngủ. Vì buổi sáng thì khôn ngoan hơn buổi tối.
Và lúc Vasilisa đã ngủ, búp bê gọi to:
Chim hét xanh ơi, bồ câu ơi, chim sẻ ơi, nghe tôi gọi,
Có việc phải làm, tôi đương lo sợ
Cuộc sống của Vasilisa phụ thuộc vào sự giúp đỡ của các bạn,
Những người bạn có cánh của tôi.
Đến đây và đáp lại lời tôi gọi,
Các bạn đang được cần đến, một và tất cả.
Và những chú chim đang bay đến từ khắp các hướng, từng đàn, từng đàn chim, nhiều hơn mắt chúng ta có thể nhìn và lưỡi có thể kể. Chúng bắt đầu líu lo và kêu gù gù để bắt tay vào làm việc, nhặt hạt kê từng hạt một thực sự rất nhanh. Những hạt tốt cho vào bao tải, còn những hạt đen cho vào diều chim, và trước khi chúng nhận ra thì đêm đã qua và bao tải đã đầy lên.
Chúng chỉ vừa xong khi kỵ sĩ mặc đồ trắng phi nước đại qua cánh cổng trên con ngựa trắng của mình. Ban ngày đang hé rạng.
Baba – Yaga thức dậy và hỏi:
– Cháu đã làm xong việc ta bảo cháu chưa thế hả, Vasilisa?
– Vâng, xong rồi ạ, thưa bà.
Baba – Yaga vô cùng tức giận nhưng chẳng còn gì để nói.
“Hừm…” mụ ta khụt khịt mũi, “ta phải đi săn và cháu hãy cầm lấy cái bao tải đằng kia, nó đựng đầy hạt đậu và hạt giống cây thuốc phiện, hãy nhặt hạt đậu ra khỏi hạt giống và để chúng thành hai đống riêng. Và chú ý, nếu cháu không làm thì ta sẽ ăn thịt cháu đấy!”
Baba – Yaga ra ngoài sân và huýt sáo, cái cối và cái chày lướt nhanh đến chỗ mụ.
Kỵ sĩ mặc đồ đỏ phi ngựa nước đại qua, và mặt trời mọc.
Baba – Yaga trèo vào trong cối rồi bay khỏi sân, đung đưa chày như thể cái roi và dẹp đường đi bằng cái chổi của mụ.
Vasilisa lấy một mẩu bánh mỳ khô, cho búp bê ăn và nói:
– Thương xót chị với, búp bê nhỏ, em thân mến, hãy giúp đỡ chị.
Và búp bê gọi:
– Lại đây với tôi nào, ôi những chú chuột trong nhà, trong kho thóc và trên cánh đồng, vì ở đây có việc để làm đấy.
Và những con chuột chạy đến, từng bầy, từng bầy chuột, nhiều hơn mắt chúng ta có thể nhìn và lưỡi có thể kể, rồi trước khi một tiếng đồng hồ qua đi thì công việc đã xong.
Trời tối dần và cô gái có lông mày đen dọn bàn, bắt đầu đợi Baba – Yaga trở về.
Kỵ sĩ mặc đồ đen phi nước đại qua cánh cổng, đêm xuống, và mắt của những cái đầu lâu đội trên hàng rào bắt đầu rực sáng. Và rồi thân cây cối rên rỉ, kêu răng rắc, lá cây xào xạc. Baba – Yaga, mụ phù thủy ranh mãnh và xảo quyệt, người có thể trong nháy mắt nuốt chửng người khác đang trở về nhà.
“Cháu đã làm xong việc ta bảo cháu chưa thế hả, Vasilisa?” mụ ta hỏi.
“Vâng, xong rồi ạ,thưa bà.”
Baba – Yaga vô cùng tức giận, nhưng mụ ta chẳng thể nói gì được.
“Được, đi ngủ thôi. Ta sẽ ngủ một tí”
Vasilisa đi đằng sau bếp lò và cô nghe thấy Baba – Yaga nói:
“Nhóm bếp lò lên, làm cho lửa thật to, cô gái lông mày đen. Khi nào thức dậy ta sẽ đem nướng Vasilisa.”
Rồi Baba – Yaga nằm xuống ghế, tựa cằm lên một cái giá, tự che đậy bằng chân mụ và bắt đầu ngáy to đến nỗi khiến cả khu rừng rung chuyển, lắc lư.
Vasilisa bật khóc và lôi búp bê của cô ra, đặt một mẩu bánh mỳ trước mặt nó.
“Tới đây nào, búp bê nhỏ, ăn chút bánh mỳ đi, búp bê yêu dấu của chị và chị sẽ kể cho em tất cả những rắc rối của chị, vì Baba – Yaga muốn nướng chị rồi ăn chị…” cô nói.
Và búp bê nói cho cô biết phải làm gì để thoát khỏi rắc rối mà không phải khó nhọc.
Vasilisa vội vã đến chỗ cô gái lông mày đen và cúi chào cô ta thật thấp.
“Cô gái lông mày đen ơi, làm ơn giúp tôi với!” cô thốt lên. “ Khi cô đang nhóm lò thì hãy đổ nước lên củi để chúng không cháy được. Đây là chiếc khăn tay bằng lụa của tôi để đền ơn cô vì việc này.”
Cô gái lông mày đen trả lời:
– Được thôi, bạn thân mến, tôi sẽ giúp cô. Tôi sẽ nhóm lò thật lâu, và tôi sẽ cù gót chân của Baba – Yaga và cào chúng nữa nên bà ta có thể ngủ qua cả buổi tối. Và cô chạy xa đi, Vasilisa!”
– Nhưng ba kỵ sĩ sẽ không bắt tôi và đem tôi về chứ?
– Ồ, không đâu. Kỵ sĩ mặc đồ trắng là ban ngày rực rỡ, kỵ sĩ mặc đồ đỏ là mặt trời vàng và kỵ sĩ mặc đồ đen là đêm đen, họ sẽ không đụng đến cô đâu.
Vasilisa chạy vào hành lang, con mèo hay gầm gừ vụt đến bên cô và chuẩn bị cào cô. Nhưng cô ném cho nó một cái bánh nướng và nó không đụng tới cô nữa.
Vasilisa chạy xuống khỏi hành lang, con chó lao tới và chuẩn bị cắn cô. Nhưng cô ném cho nó một miếng bánh mỳ và con chó để cho cô đi.
Vasilisa bắt đầu chạy ra khỏi sân, cái cây bi-lô cố gắng đánh cô và móc mắt cô. Nhưng cô treo lên cây một sợi ruy băng và cây bi-lô để cô đi qua.
Cánh cổng chuẩn bị đóng sập trước cô nhưng Vasilisa tra dầu vào bản lề và nó mở ra.
Vasilisa chạy vào khu rừng tối, vừa lúc kỵ sĩ mặc đồ đen phi ngựa nước đại qua và xung quanh trở nên đen sì. Làm thế nào cô về nhà mà không có lấy một ánh lửa được? Cô sẽ nói gì? Tại sao ư, mẹ kế của cô sẽ hành cô cho đến chết.
Thế nên cô nhờ búp bê nhỏ giúp mình và làm theo lời nó nói.
Cô lấy một trong những cái đầu lâu ở hàng rào và cắm nó vào một cây gậy, bắt đầu đi băng rừng. Những con mắt của đầu lâu rực sáng và nhờ ánh sáng của chúng đêm tối sáng như ban ngày.
Về phần Baba – Yaga, mụ ta thức dậy, vươn mình, rồi mụ thấy rằng Vasilisa đã đi mất thì mụ vội vàng lao vào hành lang.
Mụ gặng hỏi:
– Mày đã cào Vasilisa khi nó chạy qua chứ, mèo?
Và con mèo đáp lại:
– Không, tôi đã để cho cô ấy đi qua, vì cô ấy cho tôi một cái bánh nướng. Tôi đã phục vụ bà mười năm trời nhưng bà chẳng bao giờ cho tôi nhiều hơn một mẩu bánh mỳ.
Baba – Yaga vội vàng chạy ra sân. Mụ gặng hỏi:
– Mày đã cắn Vasilisa đúng không, chó trung thành của ta?
Con chó trả lời:
– Không, tôi đã để cho cô ấy đi qua, vì cô ấy cho tôi một ít bánh mỳ. Tôi đã phục vụ bà quá nhiều năm nhưng bà chẳng bao giờ cho tôi nhiều hơn một cái xương.
“Cây bi-lô, cây bi-lô!” Baba – Yaga rống lên. “Mày đã móc mắt Vasilisa rồi chứ?”
“Không hề, tôi đã để cho cô ấy đi qua, vì cô ấy buộc lên cành của tôi một sợi ruy băng. Tôi đã mọc ở đây được mười năm rồi, và bà chẳng bao giờ treo lên một sợi dây.” Cái cây bi-lô trả lời.
Baba – Yaga chạy đến cánh cổng.
“Cổng ơi, cổng!” mụ ta thốt lên. “ Có phải mày đã đóng sập cửa để Vasilisa không qua được không?”
“Không hề, tôi đã để cho cô ấy đi qua, vì cô ấy tra dầu vào bản lề của tôi. Tôi đã phục vụ bà quá lâu nhưng bà thậm chí chưa bao giờ đổ nước lên chúng.” cánh cổng đáp lại.
Baba – Yaga nổi cơn tam bành. Mụ ta bắt đầu đánh chó đập mèo, phá cửa và chặt hạ cây bi-lô, và sau đó thì mụ ta mệt đến mức quên hết tất cả về Vasilisa.
Vasilisa chạy về nhà và cô thấy rằng chẳng có ánh sáng nào trong nhà. Các chị kế của cô vội vàng ra ngoài và bắt đầu la rầy, mắng mỏ cô.
“Cái gì khiến mày đi kiếm lửa lâu như thế hả?” họ quát hỏi. “Chúng tao dường như không thể giữ được một tí lửa nào trong nhà cả. Chúng tao đã cố gắng nhóm lửa hết lần này đến lần khác nhưng vô ích, và ngọn lửa mà chúng tao lấy từ nhà hàng xóm thì tắt ngay lúc được mang về. Có thể cái của mày sẽ sáng mãi được đấy.”
Chúng mang cái đầu lâu vào căn lều, những con mắt của nó nhìn chằm chằm vào bà mẹ kế cùng hai cô con gái và thiêu đốt họ như ngọn lửa. Bà mẹ kế và hai cô con gái cố gắng trốn đi nhưng dù chạy đi đâu những con mắt của đầu lâu vẫn dõi theo họ và không bao giờ để họ ra ngoài tầm nhìn.
Cho đến sáng thì họ đã bị cháy xém, cả ba người, chỉ duy có Vasilisa vẫn không hề bị thương.
Cô chôn cái đầu lâu bên ngoài căn lều và một bụi cây hoa hồng đỏ mọc lên tại chỗ đó.
Sau đó, không còn muốn ở lại trong căn lều đó nữa, Vasilisa đi tới thị trấn và ở nhờ nhà một bà lão.
Một ngày cô nói với bà lão rằng:
– Bà ơi, cháu chán việc ngồi một chỗ chẳng làm gì cả lắm. Bà mua cho cháu một ít sợi lanh, thứ tốt nhất mà bà tìm được nhé.
Bà lão mua cho cô một ít sợi lanh và Vasilisa bắt tay vào quay sợi. Cô làm việc rất nhanh và khéo, guồng quay sợi hoạt động mạnh và chỉ vàng tuôn ra đều và mỏng như một mái tóc. Cô bắt đầu dệt vải và nó biến thành mảnh đến nỗi có thể chui qua đầu mũi kim như sợi chỉ vậy. Cô tẩy trắng tấm vải và nó trở nên trắng hơn tuyết.
“Đây này, bà ơi, bà đi và bán tấm vải này rồi giữ tiền cho mình nhé.” cô nói.
Bà lão nhìn tấm vải và há hốc miệng kinh ngạc.
“Không đâu con ơi, tấm vải như thế này chỉ duy nhất hợp với hoàng tử mà thôi. Ta nên mang nó đến cung điện.”
Bà mang tấm vải đến cung điện, và khi hoàng tử nhìn thấy nó, chàng kinh ngạc.
“Bà muốn bao nhiêu cho tấm vải này?” hoàng tử hỏi.
“Tấm vải quá đẹp để đem ra mua bán, ta mang đến cho ngài làm quà tặng.”
Hoàng tử cám ơn bà lão, tặng quà cho bà và đưa bà về.
Nhưng chàng không thể tìm được người nào làm áo cho chàng từ tấm vải đó, vì tài nghệ phải tuyệt vời như thớ vải vậy. Nên chàng lại cho đòi bà lão đến và nói:
– Bà đã dệt tấm vải này nên hẳn là bà biết phải làm thế nào để làm được áo từ nó.
– Không phải ta là người đã quay sợi hay dệt tấm vải này đâu, thưa hoàng tử, mà là một thiếu nữ tên là Vasilisa.
– Vậy thì hãy để cô ấy làm cho ta một chiếc áo.
Bà lão trở về nhà và bà kể hết việc đó cho Vasilisa nghe.
Vasilisa làm ra hai chiếc áo, thêu chúng bằng chỉ bạc, đính lên những viên ngọc trai to tròn rồi đưa chúng cho bà lão để mang tới cung điện, còn cô thì ngồi bên cửa sổ với đồ thêu.
Một lát nữa thôi người mà cô nhìn thấy là một trong những người hầu của Nga hoàng đang chạy về phía cô.
“Hoàng tử mời cô tới cung điện,” người hầu nói.
Vasilisa tới cung điện và khi trông thấy cô, hoàng tử đã bị say đắm bởi vẻ đẹp của cô.
“Ta không thể chịu đựng được việc lại để nàng đi mất, nàng sẽ là vợ của ta,” hoàng tử nói.
Chàng đặt cả hai bàn tay trắng như sữa của Vasilisa vào tay mình và để cô ngồi xuống chỗ bên cạnh chàng.
Và rồi Vasilisa cùng hoàng tử cưới nhau, khi cha của Vasilisa trở về sau đó ông cũng vào ở trong cung điện với họ.
Vasilisa cũng đưa bà lão đến sống cùng cô, và về phần con búp bê nhỏ của cô thì cô luôn mang nó theo trong túi.
Cứ như vậy họ đã và đang sống đến ngày nay, và họ đang chờ đợi chúng ta tới chơi.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.