Tuyển tập sách của cụ Vương Hồng Sển

tuyển tập sách của vương hồng sển

Tác giả Vương Hồng Sển được tôn vinh là một trong những cây đại thụ trong nền văn học nước nhà, ông là một nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng. Với số lượng đầu sách của Vương Hồng Sển đồ sộ, ông đã để lại những tri thức, trải nghiệm, kinh nghiệm của cuộc đời mình cho rất nhiều những thế hệ mai sau nữa. Ngoài những đóng góp trong lãnh vực văn chương, ông cũng có những đóng góp to lớn trong vai trò một nhà sưu tầm đồ cổ.

Cụ Vương Hồng Sển là ai?

Cụ Vương Hồng Sển (1902 – 1996), bút hiệu Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai, là một nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng. Ông được xem là người có hiểu biết sâu rộng về miền Nam và rất được kính trọng trong giới sử học và khảo cổ ở Việt Nam. Khi chết ông đã hiến tặng ngôi nhà (Vân đường phủ) và toàn bộ sưu tập đồ cổ của mình cho Nhà nước Việt Nam (tổng cộng 849 cổ vật khác nhau) với hy vọng thành lập một bảo tàng mang tên ông. Năm 2003, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố ngôi nhà này (địa chỉ: số 9/1 đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 14, Quận Bình Thạnh).

Nói như học giả Nguyễn Hiến Lê, (1912 – 1984) thì: …Quả như lời Vương quan viết trong bài tựa “Coi vậy mà xài được”. Kẻ ít học như tôi (Nguyễn Hiến Lê) còn thấy là xài được gần trọn kia đấy. Chúng ta nên cảm ơn ông đã ghi lại – mặc dầu là hấp tấp trong sự trình bày – vô số tài liệu mà trong mấy chục năm, ông đã tốn công đạp xe máy đi sưu tầm khắp Sài Gòn, Chợ Lớn và các vùng lân cận. Về nhà cân nhắc chọn lựa với tinh thần thận trọng đáng khen: chỗ nào chưa đủ chứng cớ thì tồn nghi…

Tuyển tập sách của cụ Vương Hồng Sển

  • Thú chơi sách (1960)
  • Sài Gòn năm xưa (tập I, II 1960, III 1992)
  • Hồi ký 50 năm mê hát (1968)
  • Phong lưu cũ mới (1970)
  • Thú xem chuyện Tàu (1970)
  • Thú chơi cổ ngoạn (1971)
  • Chuyện cười cố nhân (1971)
  • Khảo về đồ sứ cổ Trung Hoa (1972)
  • Cảnh Đức trấn đào lục (1972)
  • Cuốn sổ tay của người chơi cổ ngoạn (1972)
  • Hơn nửa đời hư (1992)
  • Tạp bút năm Nhâm Thân (1992)
  • Khảo về đồ sứ từ hậu Lê đến sơ Nguyễn (1993)
  • Những đồ sứ do đi sứ mang về (1993)
  • Những đồ sứ khác Quốc dụng, Ngự dụng v.v.. (1993)
  • Tạp bút năm Quý Dậu (1993)
  • Tự vị tiếng Việt miền Nam (1994)
  • Nửa đời còn lại (1995)
  • Thú ăn chơi
  • Khảo về hát bội
  • Sài Gòn Tạp Pí Lù

Và hàng chục bản thảo khác như: Cuốn sách và tôi, Dở mắm, Tạp bút I, II và III, Cà đo xe, Bên Lề cuốn sách,…

Đến năm 1991, thỉnh thoảng ông vẫn có bài đăng ở các báo, tạp chí.

Sơ lượt về Tuyển tập sách của cụ Vương Hồng Sển

Sài Gòn Năm Xưa

Tuyển tập sách của cụ Vương Hồng Sển

Sài Gòn Năm Xưa – là tác phẩm tiêu biểu cho Tuyển tập sách của cụ Vương Hồng Sển =>> Mua sách tại đây!!!

Thế có bao giờ bạn tự hỏi tại sao Sài Gòn lại có tên gọi là Sài Gòn?

Hay là vườn bách thảo hay sở thú thì đã có từ khi nào?
Hay cầu Bông trước có tên là cầu Hoa…
Vậy thì Sài Gòn Năm Xưa sẽ trả lời cho những câu hỏi đó và nhiều địa danh khác cũng được tác giả lý giải cặn kẽ về sự hình thành.
Những địa danh đã là quá khứ của một thế hệ như “Chợ cầu muối”, “Cầu kho”, đường Công Lý, đường Tổng Đốc Phương. Những địa danh đó chủ yếu là qua trí nhớ trong những câu chuyện của người Sài Gòn xưa. Nhưng vẫn không khỏi ngỡ ngàng khi tác giả tả lại vị trí của cổ thành, những cây cầu hay những ngôi chùa xưa. Bởi lẽ sẽ không còn có thể tìm thấy dù là dấu tích nhỏ của những giá trị xưa đó ở Sài Gòn.
Có lẽ bởi Sài Gòn thay đổi mỗi ngày và luôn quá hiện đại đến nỗi người ta khó có thể tìm thấy cái gì cũ ở Sài Gòn…
Ngoài ra, quyển sách là những góp nhặt tinh xảo những mẫu thông tin về các di tích rất xưa ở Sài Gòn, những câu chuyện về lăng mộ, chùa chiềng cho đến nếp sống, những món ăn xưa…
Thật lòng việc đọc quyển sách này đem lại cho tôi cảm giác kết nối với những giá trị xưa cũ và một phần tuổi thơ mình.

Hơn Nửa Đời Hư – Tuyển tập sách của cụ Vương Hồng Sển

Mua sách tại đây!!!

Hơn nửa đời hư

Hơn nửa đời hư là cách nói lộng ngữ mang tính tự trào, tự mỉa của tác giả: Vương Hồng Sển; mà theo ông cho đến cuối đời, vẫn chưa làm nên sự nghiệp, dù chỉ với ý nghĩ khiêm nhường.

Đây là một thiên hồi ức của một nhà văn hóa, một lão học giả học cao, hiểu rộng, có vốn sống vô cùng phong phú và một phương pháp làm việc khoa học – nói có cách, mách có chứng – vì ông nhiều năm làm Viện trưởng Viện Bảo tàng, tinh thông nghề sưu tầm cổ ngoạn, ghi chép những sự việc, những điều chính ông nghe, thấy, làm và biết được. Đó là những bước thăng trầm, “những nỗi buồn, vui, đau khổ” ăn năn, tự vấn, “những tâm sự rải rác phân tán manh mún, vụn vặt về cuộc đời và con người” quanh ông hơn nửa thế kỷ, ở một thời mà ông gọi là “ kinh cụ, khóc, cười lẫn lộn”, nào “Tây cuốn gói, Nhật chạy càng, đến ông Ngô băng lẹ như diều dứt dây” . Trong đó, chính ông dù “địa vị thua, chức phận thua duy về chua tân khổ há dám thua ai”.

Bạn đọc sẽ tìm được trong sách những chuỗi ngày xưa tuy xa mà gần của vùng đất phương Nam này, từ Sóc Trăng, Sa Đéc, lên Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định… những phong tục, tập quán xã hội, phong cách sống, nét ứng xử, tình bạn thủy chung, tình thầy và trò cung kính, tình gia đình, cha mẹ, xóm làng ấm áp, đầy tình thương và trách nhiệm. Bên cạnh đó, tuy phác họa đơn sơ nhưng người đọc chúng ta cũng hình dung khá rõ chân tướng của hạng người sâu mọt, lọc lừa, nịnh trên nạt dưới, các thói kịch cỡm, rởm đời thời cũ ( trước tháng tư năm 1975), mà bọn họ cũng điển hình trong các cách đe nẹt, hù dọa, miệt thị lẫn nhau, ăn hối lộ, hà lạm, hiếp dân, dựa vào thế lực ngoại bang để vinh thân phì gia.

Ở tuổi của ông, việc dùng từ pha cổ, xen nhiều tiếng địa phương, cách viết cách tả đôi lúc rề rà, cà kê nhưng bạn đọc chắc chắn dễ thông cảm và thể theo sở nguyện của ông, những nét tốt, đức lành cùng những tật xấu, thói hư, tiếng thơm, tiếng thảo tôi cố giữ y như đã nghe thấy, được biết, chép lại đúng sự thật, ghi dẫu một thời đã qua để làm gương cho hậu thế.

Nửa Đời Còn Lại – Tuyển tập sách của cụ Vương Hồng Sển

Nửa đời còn lại

Mua sách tại đâ!!!

Cuốn sách của Vương Hồng Sển này cũng vậy, được viết năm ông đã 92 tuổi, và theo ông chia sẻ thì cuốn sách này ông sẽ “nhớ gì viết đó”.

“Tôi đã 92 tuổi đầu, chỉ chờ ngày xuống lỗ và đã hết ham vừa danh vừa lợi,… nay tôi lại quyết viết mươi trang cà kê cho được hả hơi, vả lại tôi đã hết thời giờ tra cứu tài liệu cũ, vậy tôi xin người đọc hiểu cho tôi, đây là tôi thố lộ tất cả chân tình, tôi tỏ bày riêng cái nghe thấy cạn hẹp của một tên may thời còn sót lại và đã được mớ người trẻ và người cao kiến muốn biết chút lòng kẻ sống dai này thôi.”

“Nửa đời còn lại” là tập hợp một số bài viết trải nghiệm về cuộc sống, những ghi chép lại về cuộc đời, sự nghiệp và những câu chuyện đời thường của tác giả Vương Hồng Sển. Xin giới thiệu tới bạn đọc phần 1 của cuốn sách với một số bài viết như: Tôi biết gì về Sài Gòn từ 1919 cho đến nay; từ Sài Gòn, trở nên thành phố Hồ Chí Minh, trải qua bảy chục năm, từ 1919…cho đến hiện tại 1990; khóc cho tuổi già vô dụng;…và một số bài viết khác.

Ăn Cơm Mới, Nói Chuyện Cũ: Hậu Giang – Ba Thắc

Hậu Giang ba thắc

Ăn cơm mới, nói chuyện cũ: Hậu Giang – Ba Thắc được Vương Hồng Sển viết năm 1974, duyệt lại năm 1978; là những gì ông chưa viết trong Hơn Nửa Đời Hư, và cũng được gọi là hồi ký. Những nếp sinh hoạt, các sự kiện, nhân vật và đất đai thủy thổ của Miền Nam cũ, đặc biệt là vùng Hậu Giang hồi đầu thế kỷ trước được kể lại và so sánh với thời điểm ông viết. Các mốc thời gian lùi dần theo dòng hồi ức, cũng tiện cho người đọc hôm nay – khi đọc, sẽ đặt mình ở điểm “giữa” tức khoảng năm 1974); chúng ta có cái lợi thế được thấy quá khứ của một vùng dất mới và cả “tương lai” mà tác giả lúc đó chưa thể biết.

Sài Gòn Tạp Pí Lù – Tuyển tập sách của cụ Vương Hồng Sển

Tuyển tập sách của cụ Vương Hồng Sển

Sài Gòn tạp pín lù là ông nhớ đâu viết đó và viết bằng máy chữ nên rất tự do, tự nhiên, chân thành và không kém thân tình. Sài Gòn tạp pín lù đến với chúng ta tuy trễ, nhưng vẫn được độc giả say sưa đọc bởi vì bút pháp cùng với văn phong cố hữu có một không hai của nhà cổ ngoạn họ Vương. Có thể nói Sài Gòn tạp pín lù như là một thứ Sài Gòn vang bóng của tác giả và của cả dân Sài Gòn từng vui buồn với đất Bến Nghé từ bao giờ cho đến bây giờ.
Đã lâu lắm chúng ta mới được thưởng thức một bữa Tạp pín lù đặc biệt. Nói là đặc biệt bởi vì người nấu và dọn cho chúng ta bữa ăn này là nhà văn, nhà học giả kiêm nhà chơi cổ ngoạn Vương Hồng Sển lão thành.
Sài Gòn tuy không có một quá khứ “nghìn năm văn vật” như Hà Nội, Huế; nhưng nơi đây lại có những “nam thanh nữ tú”, nhứt là có một cái duyên ngầm tạo được những sợi dây tình cảm cắt không đứt bứt không rời.
Trong số những người nặng tình với Sài Gòn, chúng tôi biết có nhà văn Vương Hồng Sển. Từ năm 1962, ông có cuốn Sài Gòn năm xưa (1962) mà trong bản in đầu ông từng viết:
“Đối với các bạn nhỏ, tôi (VHS) xin nói lớn:
1- Chỗ nào các bạn thấy mới, đừng sợ, ấy là tôi đã cân nhắc kĩ càng, cứ tin, cứ dùng: “coi vậy mà xài được”.
2- Chỗ nào chưa “êm”, nhờ các bạn chỉ giùm, nếu tìm cách bổ khuyết càng tốt, gọi giúp lẫn nhau, già thua trẻ không xấu, mắc cỡ bậy, hay gì?”.
Vậy Sài Gòn năm xưa I là phần nói về nguồn gốc và vị trí của thành phố Sài Gòn. Còn Sài Gòn tạp pín lù (II, III) là phần nối tiếp để nói về “nam thanh nữ tú”, về cảnh sinh hoạt của Sài Gòn khoảng 70, 80 năm về kỉ niệm xưa, về những mối vương vấn tưởng là tầm thường, nhưng đã để lại trong lòng người với những rung động còn kéo dài mãi đến bây giờ và có thể tận mai sau.
Tác giả gọi là “Tạp pín lù” là để nói về mọi việc, để không bị gò bó bởi thứ tự thời gian, để “nhớ đâu nói đó”, để mở rộng giới hạn cho câu chuyện của mình. Cái duyên riêng của “cụ Năm Sển” là ở đó. Nói “cu cu chằng chằng” nhưng không lạc đề mà lại rất giàu nghệ thuật.
Xã hội miền Nam thời Pháp thuộc – mà nay cũng gần như vậy – là một xã hội “tứ chiếng”, một xã hội có tính cách “siêu quốc gia” (cosmopolite) với đông đủ các mặt “Tây, Chệt, Chà Maní”; với những nhân vật có nhiều khía cạnh lạ lùng mà ngày nay trong mắt chúng ta, những người miền Nam không thuộc hàng những người cố cựu, có vẻ như bị bao phủ trong một không khí huyền thoại. Cô Ba Trà, cô Tư Nhị, cô Sáu Ngọc Anh, cô Năm Pho, cô Bảy Hột Điều… bao nhiêu người đẹp của một thời mà tác giả Sài Gòn tạp pín lù đã nhắc lại, gợi lại làm chúng ta khi nghe, cảm thấy bồi hồi khi nghe như thi sĩ Villon ngày xưa của Pháp đã ngâm “Đâu rồi những vần tuyết cũ” (Mais òu sont les neiges d’antan?) mà cứ mãi vương vấn bên mình!
Sài Gòn tạp pín lù còn là một thứ  “đi tìm thời gian đã mất” (à la recherche du temps perdu), một thứ hành hương về quá khứ để hồi tưởng về những thú vui, những cảm xúc, những mùi vị nay không còn nữa! Tô cháo cá chợ Cũ, bát phở đường Turc (nay là đường Hồ Huân Nghiệp), món bò bung, bánh hỏi của ông già Thủ Đức… cũng tạo được sự kì diệu của chiếc bánh Madeleine nhúng vào tách nước trà tilleul đối với Marcel Proust năm nào ở trời Âu.

Bên Lề Sách Cũ

Tuyển tập sách của cụ Vương Hồng Sển

Với tập sách này, là một độc giả đọc tỉ mỉ, cẩn trọng và có đối chiếu từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau nên cụ Vương Hồng Sển đã có nhiều phát hiện lý thú. Thú vị nhất là cụ chứng mình được những sơ suất trong công trình biên khảo, dịch thuật của nhiều người. Việc làm này, cụ cho rằng “câu cua”:

Hãy cho bền chí câu cua
Dầu ai câu chạch, câu rùa mặc ai!

“Và nghề “câu cua” của tôi là thu mót từ tập sách, cuốn sách bày bán bên lề, và “câu cua” cũng là lối viết bên lề tờ sách, miễn đừng đụng chạm?”.

Chẳng hạn, với quyển Nam kỳ lục tỉnh địa dư chí (Lê Quang Định) qua bản dịch của Thượng Tân Thị; hoặc Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức) do Tu Trai và Nguyễn Tạo dịch… cụ đã phát hiện ra những sai sót đáng tiếc – nhất là về địa danh. Từ đó, cụ đã giải nghĩa những địa danh Việt gốc Miên như Sốc Trăng (từ chữ Srok khléang, nghĩa là sốc có kho bạc), Sa Đéc (từ chữ Psar dek: chợ bán sắt), Mỹ Tho (Mé-sâ: người con gái có nước da trắng), Cần Thơ (Prek Rusei: sông tre), Bến Tre (Kompong ruseivũng tre), Cà Mau (Tuk Khmau: nước đen) hay rạch Bến Nghé (kompong kau – krabey: vũng trâu nghé) v.v…

Lâu nay, chúng ta thường phân vân địa danh “Rạch Lá Buôn”, phải viết không có g hay có g? Cụ lý giải như sau: “Tra quyển Khảo về chánh tả của anh Lê Ngọc Trụ và bộ tự điển mới của Lê Văn Đức, thấy viết “Buôn”, bỗng gặp trong sách của nhà thảo mộc học Petelot lại viết “lá buông”, vậy mới làm sao đây?”. Sau khi tra cứu từ quyển Tiểu địa dư của ông Trương Vĩnh Ký, cụ Vương Hông Sển viết tiếp: “Lá buôn là bối diệp; lá buông là bồng diệp. Té ra hai thứ lá đều có thật, và nếu sớn sát đinh ninh chỉ có một thứ lá là lầm to và đầu độc thiên hạ, tội ấy về ai? Bỏ công điều tra thêm chút nữa thì biết được:

– Lá buôn, chữ là “bối diệp”, thì là dùng chép kinh; bối diệp kinh: sutra Cơ-me.

 Lá buông, chữ là “bồng diệp” dùng lợp nhà, đan kết làm quạt, lọng, buồm; sóng lá chuốt làm tên, làm đũa, làm gậy cầm tay; lại có loại gọi cây mật cật, cây kè, gỗ dùng làm liễn, ôm cột nhà gọi liễn kè; thật là rừng nhu biển thánh, nếu sống mãi, vẫn học hoài và cứ còn chữ mới để học”.

Những thông tin như thế, đầy ắp trong bộ sách Bên lề sách cũ. Càng đọc, chúng ta càng cảm thấy lý thú và hữu ích. Công việc khó khăn này, cụ khiêm tốn tâm sự: “Tỷ như tôi soạn ra đây các danh từ cũ tôi đã gặp, sách cũ viết sao tôi chép lại làm vậy, các bạn hãy lấy đó làm cái mốc nêu tạm trong lúc nầy, để rồi một ngày kia có người hay giỏi hơn tôi, sẽ nương theo tài liệu tạm ấy, sửa đổi lại cho đúng đắn, cân nhắc cho cẩn thận, thì cái công hôm nay của tôi không uổng”.

Các tìm kiếm liên quan đến vương hồng sển

Sách cũ, sách xưa. Định giá bao nhiêu là vừa?

thú ăn chơi vương hồng sển

các nhà văn nhà thơ quê ở sóc trăng

nhà nghiên cứu vương hồng sển

các tác giả văn học ở sóc trăng

một số nhà thơ ở sóc trăng

sưu tập vương hồng sến

Trả lời